Đơn vị: trđ Chỉ tiêu 31/12/2018 31/12/2019 31/12/2020 Chênh lệch 2019/2018 Chênh lệch 2020/2019 Tăng giảm (±) % Tăng giảm (±) % TSNH 5.931.058 7.560.602 6.816.049 1.629.544 27,47% (744.553) -9,85% Tiền và tương đương tiền 1.417.335 2.710.172 1.950.330 1.292.838 91,22% (759.842) -28,04% ĐTTC ngắn hạn 356.469 90.396 80.876 (266.073) -74,64% (9.520) -10,53% KPT 1.102.252 1.147.540 1.011.613 45.287 4,11% (135.927) -11,85% Hàng tồn kho 2.884.355 3.339.514 3.415.167 455.159 15,78% 75.653 2,27% TSNH khác 170.647 272.980 358.063 102.333 59,97% 85.083 31,17%
Biểu 2.3. Cơ cấu các khoản mục trong TSNH
Nguồn: Tổng hợp từ BCTC hợp nhất của Tổng công ty Viglacera - CTCP
Qua bảng và biểu trên ta có nhận xét về các khoản mục trong TSNH như sau:
Vốn bằng tiền (Tiền và tương đương tiền và ĐTTC ngắn hạn)
Tiền và tương đương tiền năm 2019 cao nhất và thấp nhất vào năm 2018. Mặt khác ta thấy, vốn bằng tiền chiếm tỉ trọng khá cao (chỉ sau hàng tồn kho) đều chiếm hơn 29% trong TSNH. Năm 2019, tiền và tương đương tiền tăng 1.292.838 trđ tương ứng tăng 91,22% so với năm 2018. Năm 2020, tiền và tương đương tiền lại giảm 759.842 trđ tương ứng giảm 28,04% so với năm 2019.
Khoản phải thu ngắn hạn (KPT)
KPT ngắn hạn chiếm tỉ trọng thấp hơn vốn bằng tiền trong cơ cấu TSNH. KPT ngắn hạn năm 2019 cao nhất và thấp nhất vào năm 2018.
Phải thu khách hàng chủ yếu là từ các khách hàng thuê, mua nhà; khách hàng thuê hạ tầng khu công nghiệp, nhà xưởng; các khách hàng khác. Phải thu khách hàng có xu hướng giảm dần qua các năm.
Trả trước người bán ngắn hạn năm 2019 đạt giá trị cao nhất 239.611 trđ và thấp nhất vào năm 2018.
Dự phịng KPT khó địi có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2019 các khoản dự phòng là 188.568 trđ, tăng 704 trđ tương ứng tăng 0,37% so với năm 2018. Năm 2020, các khoản dự phòng là 251.690 trđ, tăng khá mạnh so với năm 2019 với giá trị
0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 31/12/2018 31/12/2019 31/12/2020 Vốn bằng tiền KPT ngắn hạn HTK TSNH khác
tăng là 63.122 trđ tương ứng tăng 33,47%. Điều này cho thấy công tác quản lý khoản phải thu, quản lý nợ của Tổng công ty vẫn chưa tốt, doanh nghiệp cần có các biện pháp quyết liệt hơn nữa để xử lý các cơng nợ khó địi, khơng để làm giảm hiệu quả kinh doanh.
Tài sản thiếu chờ xử lý có xu hướng giảm dần qua các năm cho thấy công tác quản lý tài sản đã tích cực hơn.
Tóm lại, KPT năm 2020 giảm so với năm 2019 là cuối năm 2019 và cả năm 2020, nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh Covid - 19 do đó làm ảnh hưởng tới khả năng tiêu dùng, chi trả của các khách hàng. Điều này cho thấy công tác quản lý, thu hồi cơng nợ của Tổng cơng ty cịn hạn chế.
Hàng tồn kho
Hàng tồn kho là khoản mục chiếm tỉ trọng lớn nhất trong TSNH. Điều này cho thấy, việc quản lý hàng tồn kho có ý nghĩa lớn đối với nguồn vốn ngắn hạn của Tổng công ty. hàng tồn kho của Viglacera bao gồm các sản phẩm vật liệu xây dựng như kính, gương, gạch đá ốp lát,… các dự án nhà ở đã hoàn thiện sẵn sàng đưa vào sử dụng nhưng chưa bán được,… hàng tồn kho năm 2020 tăng 75.653 trđ (2,27%) so với năm 2019 chủ yếu là sự gia tăng khá lớn từ các khoản mục hàng mua đang đi đường, hàng hóa, hàng gửi bán. Năm 2020, giá trị hàng mua đang đi trên đường tăng rất lớn so với năm 2019 đạt khoảng 3523% so với năm 2019. Sự gia tăng này là do nền kinh tế phải thực hiện cách ly xã hội trên không chỉ trong Việt Nam mà còn nhiều nước trên thế giới thực hiện lệnh đóng cửa khiến việc đi lại vơ cùng khó khăn, các hang phương tiện vận chuyển phần lớn ngừng hoạt động, chuỗi cung ứng bị đứt gãy,… Đây là một trường hợp bất khả kháng, tuy vậy ta cũng có thể thấy, Tổng cơng ty đã tăng dự phòng giảm giá hàng tồn kho lên 46,82% so với năm 2019 chủ yếu là từ việc tăng dự phịng giảm giá khoản mục thành phẩm, cơng cụ dụng cụ và nguyên vật liệu. Việc này sẽ giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong việc quản lý hàng tồn kho trong những trường hợp gặp rủi ro không lường trước.