Nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ trực tiếp điều hành công tác đấu thầu

Một phần của tài liệu đổi mới cơ chế quản lý đấu thầu ở việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 79 - 95)

Chương 3 Một số giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý đấu thầu ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

3.2.3. Nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ trực tiếp điều hành công tác đấu thầu

hành công tác đấu thầu

Trong mọi hoạt động kinh tế - xã hội, bao gồm cả hoạt động đấu thầu và quản lý đấu thầu, con người luôn đóng vai trò chủ đạo. Với một nước xã hội chủ nghĩa như Việt Nam, bộ máy quản lý và điều hành đóng vai trò vô cùng quan trọng trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu của Việt Nam là một hệ thống còn khá mới với hơn 10 năm hoạt động, đây vừa là cơ quan soạn thảo các văn bản pháp luật về đấu thầu vừa chỉ đạo thực hiện, tham gia thực hiện và đảm nhiệm cả việc thanh tra, kiểm tra, xử lý các sai phạm về đấu thầu. Mà hoạt động đấu thầu là một hoạt động kinh tế liên quan trực tiếp tới việc tiêu dùng Ngân sách quốc gia, ảnh hưởng tới vấn đề tài chính của cả đất nước. Với vai trò quan trọng như vậy, đòi bỏi những thành viên trong bộ máy phải thực sự có năng lực, có kiến thức chuyên môn sâu sắc, giàu kinh nghiệm cũng như có đủ phẩm chất đạo đức để có thể hoàn thành trọng trách.

Hiện nay, khi hoạt động đấu thầu đã trở nên phổ biến và đi vào cuộc sống, lực lượng những người quản lý hoạt động trong lĩnh vực kinh tế này cũng không ngừng tăng lên về chất lượng và số lượng tuy nhiên hoạt động quản lý đấu thầu vẫn chưa đạt được những kết quả như mong muốn. Nguyên nhân của những hạn chế này là:

- Nhân sự của bộ máy quản lý nhà nước về đấu thầu chủ yếu được đào tạo và trưởng thành trong thời kỳ nền kinh tế tập trung chỉ huy, mà đấu thầu lại là sản phẩm của nền kinh tế thị trường. Bởi vậy, việc chuyển đổi nhận thức và lề lối làm việc đòi hỏi những nỗ lực lớn và thời gian đủ dài. Thực tế cho thấy sự chuyển đổi này ở các cán bộ quản lý đấu thầu ở Việt Nam diễn ra chậm chạp chư a đáp ứng được yêu cầu thực tế.

- Mức thu nhập của cán bộ nói chung và cán bộ trong ngành nói riêng qua thấp so với nhu cầu cuộc sống, dẫn đến hiện tượng tiêu cực tràn lan trong các cơ quan công quyền, nhiều người tìm cách bòn rút tài sản chung của nhà nước, nhận hối lộ, tham nhũng…làm giảm hiệu quả của công tác quản lý.

- Việc sử dụng nhân sự trong đội ngũ các bộ làm công tác đấu thầu còn tương đối tuỳ tiện. Hiện tượng người tài thì bị trù dập, không được sử dụng, trong khi đó những người không có thực lực lại được nắm giữ những vị trí quan trọng, quyết định vẫn luôn xảy ra ở mọi ngành mọi cấp và gây bức xúc cho toàn xã hội. Lĩnh vực đấu thầu và quản lý đấu thầu cũng không nằm ngoài thực tế này và bị tiêu cực này ảnh hưởng không nhỏ.

- Vấn đề đặc biệt đáng quan tâm về con người trong hoạt động quản lý đấu thầu là nhân sự ở các PMU. PMU là đơn vị được thành lập để quản lý, thực hiện

một hoặc nhiều dự án (chủ yếu là dự án có sử dụng ODA). Mặc dù là đơn vị nhỏ nhất trong hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu, PMU lại đóng vai trò rất quan trọng trong toàn bộ quá trình lựa chọn nhà thầu. Trên thực tế, chỉ có một số ít PMU ở cấp Trung ương có được đội ngũ nhân sự đáp ứng các yêu cầu của công việc còn lại nhân sự tại các PMU khác thường là được tuyển dụng một cách không đúng tiêu chuẩn, chủ yếu là do mối quan hệ quen biết và có tiêu cực. Bởi vậy, chất lượng của các PMU thường là rất kém, đó chính là nguyên nhân giải thích việc trong khi các công trình do các PMU này thực hiện thường không đạt yêu cầu còn đội ngũ làm việc tại đây lại giàu lên nhanh chóng và đáng ngờ. Sự thật này đã được chứng minh đầy tính thuyết phục với những tiêu cực tại PMU 18.

Để giải quyết những tồn tại nhức nhối này, Nhà nước cần có những chính sách phù hợp và nhanh chóng, chúng ta có thể đưa ra đây một số giải pháp:

- Cải cách cơ bản trong công tác tuyển dụng và sử dụng cán bộ trong bộ máy quản lý hành chính Nhà nước. Kiên quyết trung thành với nguyên tắc công bằng và minh bạch trong việc tuyển chọn và sử dụng cán bộ. Không để xảy ra tình trạng những người không đủ tiêu chuẩn, thực lực lại được tuyển chọn.

- Tăng cường quan tâm đến công tác đào tạo và đào tạo lại đối với nhân sự trong bộ máy quản lý đấu thầu, mở những lớp đào tạo dài ngày và ngắn ngày để bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ tiến tới chuyên môn hoá sâu sắc nhân sự trong lĩnh vực quản lý đấu thầu.

- Xử lý nghiêm minh với các hành vi vi phạm dù người vi phạm ở bất kỳ cương vị công tác nào.

- Thường xuyên xem xét, đánh giá kết quả làm việc của cán bộ, công chức. Trên cơ sở đó, bố trí, sắp xếp lại một cách khoa học nhằm phát huy cao nhất khả năng, sở trường công tác của từng cán bộ. Tiến tới xoá bỏ tình trạng bè phải gây ra các tiêu cực đáng lên án trong bộ máy quản lý nhà nước về đấu thầu

- Cải cách tiền lương cũng là một biện pháp rất thiết thực. Nhà nước cần quan tâm tạo điều kiện để cán bộ, công chức có thể nâng cao mức thu nhập của mình một cách chính đáng, đưa ra chính sách đãi ngộ thích hợp với những cá nhân, đoàn thể xuất sắc, tiêu biểu theo nguyên tắc thu nhập phải tương xứng với đóng góp.

Kết luận

Hoạt động đấu thầu từ lâu đã được chứng minh là một hoạt động kinh tế mang tính tất yếu của nền kinh tế thị trường. Đối với các nước có nền kinh tế phát triển, đấu thầu đã trở nên quá đỗi quen thuộc trong lĩnh vực mua sắm không chỉ của Chính phủ mà còn của các tổ chức và cá nhân khác. Nhưng đối với một nền kinh tế vừa mới thoát ra khỏi chế độ quan liêu bao cấp như Việt Nam, hoạt động đấu thầu vẫn còn khá mới mẻ nên công tác quản lý của các cơ quan chức năng dường như chưa thực sự trơn tru và hiệu quả.

Các quy định về đấu thầu được ban hành là nhằm quản lý việc chi tiêu sử dụng các nguồn vốn của Nhà nước sao cho có hiệu quả, chống thất thoát, lãng phí. Quản lý chi tiêu sử dụng vốn nhà nước luôn luôn là vấn đề hệ trọng đối với mỗi quốc gia và Quy chế đấu thầu của Việt Nam được ban hành cũng là nhằm vào nội dung này. Nhờ thực hiện theo Quy chế đấu thầu, Việt Nam đã có được một số thành tích, qua đấu thầu đã lựa chọn được nhà thầu có đủ kinh nghiệm, năng lực để thực hiện gói thầu, có giải pháp, biện pháp thực hiện khả thi để đảm bảo chất lượng, hiệu quả của gói thầu, đồng thời bảo đảm nguyên tắc là giá trúng thầu không vượt giá gói thầu. Đấu thầu là một công việc mới nên bên cạnh những thành tích đã đạt được, không tránh khỏi những tồn tại, vướng mắc trong thực hiện.

Thời gian vừa qua, hàng loạt những tiêu cực về đấu thầu được phanh phui và bị xã hội lên án, điều đáng buồn là hầu như tất cả những sai phạm ấy đều bắt nguồn từ hoạt động quản lý đấu thầu của các cơ quan hữu quan của Nhà nước. Vấn đề cấp bách đặt ra ở đây là làm sao để xoá bỏ tình trạng tiêu cực, rút ruột

nhà nước và tăng tính cạnh tranh cho các nhà thầu trong nước. Bởi chỉ khi thực hiện được điều này, hoạt động mua sắm công của ta mới có thể đạt được hiệu quả góp phần vào phát triển kinh tế nước nhà và các nhà thầu trong nước mới có đủ sức cạnh tranh với các nhà thầu thế giới khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO nói riêng và hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu nói chung.

Sau hơn 10 năm được áp dụng ở nước ta, “khép kín” trong đấu thầu được chứng minh chính là nguồn gốc dẫn đến tiêu cực, thất thoát, chất lượng mua sắm không đảm bảo... Đây cũng là nguyên nhân làm giảm tính cạnh tranh, làm cho các nguồn tiền Nhà nước bị sử dụng kém hiệu quả.

Chấm dứt khép kín trong đấu thầu, đảm bảo tính công khai, minh bạch, tạo điều kiện cho cạnh tranh tự do trong hoạt động đấu thầu chính là mục đích hướng tới của công tác quản lý đấu thầu của Nhà nước Việt Nam trong tiến trình chuẩn bị cho hội nhập kinh tế quốc tế thời gian sắp tới. Muốn thực hiện được mục tiêu này trong thời gian ngắn nhất, thì yêu cầu cấp bách đề ra là phải cải cách cơ chế quản lý đấu thầu ở các cơ quan hữu quan. Sự đổi mới này không chỉ thể hiện ở hệ thống văn bản pháp lý quy định về đấu thầu (thay đổi sao cho vừa phù hợp với quy định chung của thế giới và vừa thích hợp với hoàn cảnh riêng của nền kinh tế của nước ta) mà còn ở vấn đề con người (nâng cao năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức của những người quản lý).

Nhận thấy những tồn tại, bất cập trong hoạt động đấu thầu, vừa qua Quốc hội đã ban hành Luật Đấu thầu như một bước tiến quan trọng trong công tác quản lý. Tuy nhiên, kể cả về nội dung của Luật này cũng như về các mặt khác của hoạt động quản lý đấu thầu, chúng ta vẫn còn nhiều vấn đề cần đổi mới, hoàn thiện.

Những nhận định và giải pháp đổi mới cơ chế quản lý đấu thầu được nêu ra trong khoá luận này có thể chưa thực sự toàn diện nhưng ít nhiều cũng đóng góp ý kiến vào việc thúc đẩy sự phát triển đúng hướng của một hoạt động kinh tế còn khá mới mẻ và quan trọng của Việt Nam.

Phụ lục

Danh mục văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu

Sau đây là danh mục các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh về đấu thầu của Việt Nam được sắp xếp theo thứ tự thời gian và lĩnh vực kinh tế.

Lĩnh vực

Ngày ban hành

Tên văn bản Cơ quan

ban hành

Thương mại

11-01-2001 Quyết định 0035/2001/QĐ-BTM về việc ban hành Quy chế đấu thầu hạn ngạch hàng dệt, may xuất khẩu vào thị trường có quy định hạn ngạch

Bộ Thương mại

11-01-2001 Quyết định 0036/2001/QĐ-BTM về quy định việc tổ chức đấu thầu hạn ngạch hàng dệt may xuất khẩu vào thị trường EU năm 2001

Bộ Thương mại

04-10-2002 Quyết định 1191/2002/QĐ-BTM về việc ban hành Quy chế đấu thầu hạn ngạch hàng dệt, may xuất khẩu vào thị trường có quy định hạn ngạch

Bộ Thương mại

Xây dựng

30-03-1994 Quyết định 60-BXD/VKT về việc ban hành Quy chế Đấu thầu xây lắp

Bộ Xõy dựng 06-07-1999 Quyết định 1626/1999/QĐ-BGTVT về

việc ban hành một số quy định trong

Bộ Giao thụng vận

công tác đấu thầu xây lắp đối với các dự án đầu tư thuộc ngành giao thông vận tải quản lý

tải

12-07-2000 Thông tư 08/2000/TT-BKH về việc hướng dẫn bổ sung sửa đổi công tác đấu thầu xây dựng công trỡnh hạ tầng của Thụng tư liên tịch số 416/1999/TTLT/BKH-UBDTMN-TC- XB, ngày 29/4/1999 Bộ Kế hoạch và Đầu tư 03-05-2001 Thông tư 50/2001/TT-BNN-XDCB về việc hướng dẫn thực hiện quy chế đấu thầu đối với các dự án đầu tư thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ Nụngnghiệp và Phỏt triển nụng thụn 12-06-2003 Nghị định 66/2003/NĐ-CP về việc sửa

đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định 88/1999/NĐ-CP ngày 1/9/1999 và Nghị định 14/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000 của Chính phủ

Chớnh phủ

26-11-2003 Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 Quốc hội 04-01-2005 Quyết định 06/2005/QĐ-BGTVT về việc

ban hành "Một số quy định trong công tác đấu thầu xây lắp các dự án đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn trong nước do Bộ Giao thông vận tải quản lý"

Bộ Giao thụng vận

Tài chính –

Ngân hàng

20-04-1995 Công văn 170/CV-NH14 về việc bán và thanh toán tín phiếu Kho bạc đấu thầu qua NHNN khi đến hạn

Ngân hàng Nhà nước 19-12-1996 Nghị định 86/CP về việc ban hành Quy

chế bán đấu giá tài sản

Chớnh phủ

29-12-2000 Thông tư 121/2000/TT-BTC về việc thực hiện đấu thầu mua sắm đồ dùng, vật tư, trang thiết bị, phương tiện làm việc đối với các cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, đoàn thể và doanh nghiệp nhà nước sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước

Bộ Tài chớnh

17-01-2001

Quyết định 53/2001/QĐ-NHNN về việc ban hành Quy chế đấu thầu tín phiếu kho bạc tại Ngân hàng Nhà nước

Ngân hàng Nhà nước

02-02-2004

Quyết định 111/2004/QĐ-NHNN về việc ban hành Quy chế đấu thầu trái phiếu Chính phủ bằng ngoại tệ tại Ngân hàng Nhà nước

Ngân hàng Nhà nước

18-03-2004

Thông tư 19/2004/TT-BTC về việc hướng dẫn việc đấu thầu tín phiếu kho bạc và trái phiếu ngoại tệ qua Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Bộ Tài chớnh

06-04-2004

Quyết định 31/2004/QĐ-BTC về việc ban hành Quy chế đấu thầu mua, bán

Bộ Tài chớnh

hàng dự trữ quốc gia 23-07-2004

Quyết định 935/2004/QĐ-NHNN về việc ban hành Quy chế đấu thầu trái phiếu Chính phủ tại Ngân hàng Nhà nước

Ngân hàng Nhà nước Xuất nhập khẩu 17-11-1998 Quyết định 1406/1998/QĐ/BTM về việc quy định việc tổ chức đấu thầu hạn ngạch hàng dệt, may xuất khẩu vào thị trường EU năm 1999

Bộ Thương mại

11-01-2001

Quyết định 0036/2001/QĐ-BTM về quy định việc tổ chức đấu thầu hạn ngạch hàng dệt may xuất khẩu vào thị trường EU năm 2001

Bộ Thương mại

04-10-2002

Quyết định 1191/2002/QĐ-BTM về việc ban hành Quy chế đấu thầu hạn ngạch hàng dệt, may xuất khẩu vào thị trường có quy định hạn ngạch

Bộ Thương mại

Đầu tư 16-07-1996

Nghị định 43/CP về việc ban hành Quy chế đấu thầu

Chớnh phủ

15-04-1997

Thông tư 01/BXD-CSXD hướng dẫn về quản lý xõy dựng cỏc cụng trỡnh cú vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài và nhà thầu nước ngoài nhận thầu xây dựng tại Việt Nam

Bộ Xõy dựng

29-04-1997

Thông tư 07-BKH/VPXT về việc hướng dẫn bổ sung một số nội dung thực hiện Quy chế đấu thầu đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Bộ Kế hoạch và

Đầu tư

13-05-1998

Thông tư liên tịch 62/1998/TTLT-BTC- BCN về việc quản lý và sử dụng tiền bỏn hồ sơ mời thầu các dự án BOT nước ngoài. Bộ Tài chớnh và Bộ Cụng nghiệp 06-07-1999 Quyết định 1626/1999/QĐ-BGTVT về việc ban hành một số quy định trong công tác đấu thầu xây lắp đối với các dự án đầu tư thuộc ngành giao thông vận tải quản lý Bộ Giao thụng vận tải 01-09-1999 Nghị định 88/1999/NĐ-CP về việc ban hành Quy chế Đấu thầu

Chớnh phủ

26-05-2000

Thông tư 04/2000/TT-BKH về việc hướng dẫn thực hiện Quy chế đấu thầu

Bộ Kế hoạch và

Đầu tư 26-05-2000

Thông tư 04/2000/TT-BKH về việc hướng dẫn thực hiện Quy chế đấu thầu

Bộ Kế hoạch và

Đầu tư 12-07-2000

Thông tư 08/2000/TT-BKH về việc hướng dẫn bổ sung sửa đổi công tác đấu thầu xây dựng công trỡnh hạ tầng của Thụng tư liên tịch số

Bộ Kế hoạch và

416/1999/TTLT/BKH-UBDTMN-TC- XB, ngày 29/4/1999

06-07-2001

Nghị định 34/2001/NĐ-CP về việc ban hành Quy chế đấu thầu dự án tỡm kiếm

Một phần của tài liệu đổi mới cơ chế quản lý đấu thầu ở việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 79 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w