Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu

Một phần của tài liệu đổi mới cơ chế quản lý đấu thầu ở việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 52 - 54)

Chương 2 Thực trạng quản lý đấu thầu ở Việt Nam 2.1 Thực trạng hoạt động đấu thầu ở Việt Nam

2.4.1.4. Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu

Đặc điểm chung của phương pháp này của WB là vừa tiên tiến, linh hoạt lại đảm bảo sự chặt chẽ

a. Đối với đấu thầu dịch vụ tư vấn, WB cho phép sử dụng 6 phương pháp đánh giá, bao gồm:

- Đánh giá đánh giá tổng hợp (trên cơ sở xem xét cả 2 yếu tố chất lượng tư vấn và chi phí tư vấn)

Đây là phương pháp tuyển chọn dịch vụ tư vấn cơ bản, thông dụng nhất của WB. Phương pháp này quy định việc đánh giá phải dựa trên cả 2 yếu tố chất lượng (không thấp hơn 70% về tỷ trọng) và chi phí (không cao hơn 30% về tỷ trọng). Phương pháp này giúp cho bên mở thầu tránh được tình trạng các nhà tư vấn có uy tín lợi dụng thế mạnh của mình để ép bên mua trả chi phí cao nhất cho việc cung cấp dịch vụ của họ.

- Đánh giá dựa trên cơ sở chất lượng

Phương pháp này thường áp dụng cho những dịch vụ tư vấn phức tạp hoặc đòi hỏi chuyên môn hoá cao. Theo đó, bên mời thầu lựa chọn ra nhà tư vấn có đề xuất kỹ thuật tốt nhất, sau đó mới xem xét đến đề xuất tài chính của chính nhà tư vấn đó.

Phương pháp này sử dụng cho các dịch vụ tư vấn đơn giản. Nhà thầu tư vấn sẽ dược yêu cầu nộp cả đề xuất tài chính và đề xuất kỹ thuật. Cách dánh giá về kỹ thuật cũng tương tự như phương pháp đánh giá tổng hợp. Nhà thầu trúng thầu sẽ là nhà thầu đưa ra giá thấp hơn mức ngân sách và có vị trí cao nhất trên cơ sở đánh giá kỹ thuật.

- Đánh giá trên cơ sở chi phí thấp nhất

Phương pháp này được sử dụng đối với các dịch vụ tư vấn đã có chuẩn mực là các công việc thông thường. Hồ sơ dự thầu nào được đánh giá vượt qua mức yêu cầu tối thiểu về mặt kỹ thuật và có chi phí thấp nhất sẽ được mời đàm phán hợp đồng.

- Đánh giá trên cơ sở năng lực

Phương pháp đánh giá trên cơ sở năng lực đựoc dụng đối với đấu thầu tư vấn có giá trị rất nhỏ (không quá 100.000 USD). Hồ sơ dự thầu được đánh giá là có năng lực và phẩm chất thích hợp sẽ được mời trình một đề xuất kỹ thuật và tài chính để làm cơ sở cho đàm phán hợp đồng.

- Phương pháp chọn theo một nguồn duy nhất

Đây là phương pháp rất ít phổ biến, chỉ sử dụng trong những trường hợp ngoại lệ đặc biệt như tiếp tục công việc đã làm, yêu cầu tiến độ quá gấp, khối lượng công việc nhỏ hoặc chỉ có một tổ chức tư vấn duy nhất có đủ kinh nghiệm để thực hiện. Phương pháp này không có tính cạnh tranh, đôi khi thiếu minh bạch nên không được khuyến khích áp dụng.

b. Đối với đấu thầu mua sắm hàng hoá và xây lắp, WB quy định các bước đánh giá như sau:

- Bước đánh giá về kỹ thuật

Đối với tất cả các hồ sơ hợp lệ, bên mời thầu phải thực hiện việc đấu tiên là đánh giá về kỹ thuật. WB quy định hồ sơ mời thầu phải quy định đầy đủ, chi tiết các yêu cầu kỹ thuật để cho việc đánh giá này được thực hiện khách quan nhất có thể. Kết quả của bước đánh giá này là các hồ sơ dự thầu sẽ được phê “Đạt” hoặc “Không đạt”. Những hồ sơ “Đạt” sẽ được chuyển qua đánh giá ở bước tiếp theo.

- Đánh giá về tài chính, thương mại để xếp hạng nhà thầu

Bước này chỉ đánh giá những hồ sơ đã đạt tiêu chuẩn ở bước kỹ thuật. Mọi thao tác ở bước này đều nhằm mục đích tìm ra giá đánh giá (giá đánh giá được xác định không chỉ dựa trên giá dự thầu mà còn dựa trên đặc điểm kỹ thuật, thương mại, các yếu tó liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp trong suốt thời gian sử dụng hàng hoá hoặc công trình…). Hồ sơ dự thầu có giá đánh giá thấp nhất sẽ được mời vào thương thảo hợp đồng.

Một phần của tài liệu đổi mới cơ chế quản lý đấu thầu ở việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w