Cải cách bộ máy hành chính Nhà nước tham gia quản lý công tác đấu thầu

Một phần của tài liệu đổi mới cơ chế quản lý đấu thầu ở việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 74 - 79)

Chương 3 Một số giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý đấu thầu ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

3.2.2. Cải cách bộ máy hành chính Nhà nước tham gia quản lý công tác đấu thầu

dựng đó xong cũn khi đấu thầu lúc đó mới chỉ có giá dự toán, giá dự thầu chưa thể có giá thành xây dựng.

- Đề nghị bổ sung định mức chi phí thiết kế cơ sở, định mức chi phí lập tổng dự toán bởi có thể 2 loại công việc này do một cơ quan tư vấn khác thực hiện

3.2.2. Cải cách bộ máy hành chính Nhà nước tham gia quản lý công tácđấu thầu đấu thầu

Quản lý hành chính nhà nước là một hình thức hoạt động của Nhà nước được thực hiện trước hết và chủ yếu bởi các cơ quan hành chính nhà nước, có nội dung bảo đảm sự chấp hành Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết của các cơ quan quyền lực nhà nước, nhằm tổ chức và chỉ đạo một cách trực tiếp mọi hoạt động của xã hội.

Quản lý hành chính nhà nước trong lĩnh vực đấu thầu là những hoạt động gắn liền với công tác đấu thầu, nội dung của những hoạt động này nhằm bảo đảm sự chấp hành các quy định mang tính quy phạm pháp luật, tổ chức và chỉ đạo một cách trực tiếp, thường xuyên để công tác đấu thầu đạt được mục tiêu đã đề ra là cạnh tranh công bằng, bình đẳng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.

Cơ quan hành chính nhà nước là một bộ phận của bộ máy nhà nước do Nhà nước lập ra để thực hiện chức năng quản lý nhà nước. Cơ quan hành chính nhà nước có cơ cấu, tổ chức riêng để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình do pháp luật quy định.

Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu (chủ thể quản lý) hiện nay được quy định tại Luật Đấu thầu. Theo đó, Chính phủ là cơ quan quản lý cao nhất, thống nhất quản lý nhà nước về đấu thầu trong phạm vi cả nước, Bộ Kế hoạch và Đấu tư được giao những nhiệm vụ và quyền hạn quan trọng cụ thể là cơ quan đấu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý công tác đấu thầu. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đấu thầu đối với các gói cầu thuộc thẩm quyền phân cấp.

- Ban hành, phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và chính sách về đấu thầu;

- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác đấu thầu;

- Tổng kết, đánh giá, báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu;

- Quản lý hệ thống thông tin về đấu thầu trên phạm vi cả nước bao gồm tờ báo về đấu thầu, trang thông tin điện tử về đấu thầu và hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;

- Hợp tác quốc tế về đấu thầu;

- Kiểm tra, thanh tra, giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trong đấu thầu và xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu theo quy định của Luật này và quy định của pháp luật có liên quan.

Việc thực hiện các nội dung này có quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ cho nhau nhằm đạt được những mục tiêu mà Nhà nước đã đặt ra.

Cơ quan trực tiếp thực hiện đấu thầu (đối tượng bị quản lý) là các chủ dự án, chủ đấu tư hoặc đại diện của chủ đầu tư (thường là các Ban quản lý dự án – PMU). Các PMU có nhiệm vụ lập và trình phê duyệt các nội dung thuộc các bước của quá trình đấu thầu, chỉ định thầu và bổ sung hợp đồng. Gồm có:

- Kế hoạch đấu thầu của dự án (có thể là một phần của dự án hoặc kế hoạch đấu thầu của một gói thầu);

- Hồ sơ mời thầu (bao gồm cả tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu) của mỗi gói thầu;

- Kết quả đánh giá, xếp hạng các hồ sơ dự thầu và dự kiến phương án lựa chọn nhà thầu;

- Hồ sơ trình xin chỉ định thầu;

- Hồ sơ trình xin điều chỉnh bổ sung hợp đồng…

Như vậy, các PMU đảm nhiệm hoàn toàn các việc tổ chức đấu thầu, xem xét, đánh giá, xếp hạng các hồ sơ dự thầu và dự kiến nhà thầu trúng thầu. Còn việc xem xét, thẩm định và phê duyệt kết quả đấu thầu thì thuộc thẩm quyền của các cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu đảm nhiệm. Tuỳ vào quy mô và tính chất của gói thầu mà việc trình phê duyệt được kết thúc ở các cấp khác nhau.

Những gói thầu lớn nhất, có tầm quan trọng cao thì sẽ do Thủ tướng chính phủ xem xét, quyết định trên cơ sở báo cáo thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các ý kiến bằng văn bản của các Bộ có liên quan. Còn phần lớn các gói thầu khác do Lãnh đạo Bộ và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, phê duyệt trên cơ sở báo cáo thẩm định của cơ quan chức năng thuộc quyền.

Cách làm như thế nhìn qua thì có vẻ chặt chẽ nhưng trên thực tế lại bộc lộ nhiều nhược điểm như:

- Tốn quá nhiều thời gian cho các thủ tục mang tính hành chính;

- Nhiều cấp, nhiều cơ quan, cá nhân cùng tham gia quá trình lựa chọn, xét tuyển nhà thầu nên trách nhiệm không được xác định rành mạch. Dẫn đến hiện tượng vô trách nhiệm, sai phạm thường xuyên mà mỗi khi có vi phạm, thất thoát xảy ra lại khó quy trách nhiệm, không giải quyết được tận gốc. Chính bởi thế, càng ngày càng có nhiều những tiêu cực, rút ruột Ngân sách nhà nước có liên

quan đến đấu thầu được phanh phui mà gần đây nhất là những sai phạm cực kỳ nghiêm trọng tại PMU 18.

- Cơ quan quản lý nhà nước về đầu thầu vừa trực tiếp tham gia vào lựa chọn nhà thầu, điều chỉnh bổ sung hợp đồng, lại vừa đóng vai trò là quản lý, thanh tra kiểm tra, và xử lý các sai phạm, khiếu nại. Vì vậy,trong quá trình tham gia vào lựa chọn nhà thầu, điều chỉnh bổ sung hợp đồng, nếu có những sai sót, vi phạm thì những cơ quan này lại tự thanh tra, tự kiểm điểm và tự xử lý vi phạm của chính mình. Quy định về quyền hạn như thế là hoàn toàn vi phạm các nguyên tắc khách quan. Bởi vậy, việc những vi phạm về đấu thầu trong thời gian qua đã không được xử lý triệt để là chuyện đương nhiên dẫn đến hậu quả những vi phạm trong đấu thầu ngày càng tăng lên cả về số lượng và quy mô.

Để tăng hiệu quả của công tác quản lý đấu thầu trong thời gian tới, chuẩn bị sẵn sàng cho bước hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, chúng ta cần nghiêm túc nhìn nhận lại toàn bộ hệ thống bộ máy quản lý hành chính nhà nước về đấu thầu và đưa ra các giải pháp cụ thể để đổi mới. Sau đây là một vài giải pháp:

- Trước hết, Nhà nước cần phải tách bạch giữa thẩm quyền tổ chức đấu thầu, lựa chọn nhà thầu, bổ sung hợp đồng đấu thầu với thẩm quyền thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm. Những chức năng này trong quản lý đấu thầu cần được giao cho các cơ quan riêng biệt ngang cấp và độc lập với nhau. Như thế các công việc này sẽ được thực hiện một cách khách quan, triệt để và đạt hiệu cao hơn.

- Cần phải xác định một cách rành mạch phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của tất cả các cơ quan, bộ phận trong hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về đấu

thầu sao cho có thể dễ dàng quy trách nhiệm cho từng cá nhân, bộ phận nhỏ. Việc biết rõ trách nhiệm và quyền hạn của mình trong công việc sẽ là một động lực lớn thúc đẩy những cán bộ, nhân viên tham gia vào công tác quản lý đấu thầu có trách nhiệm hơn với công việc của mình. Và những sai phạm sẽ dễ dàng bị phát giác và xử lý triệt để.

- Cuối cùng, cần phải giảm thiểu tối đa những quy định phi thực chất mang nặng tính hành chính gây mất thời gian, giảm hiệu quả của hoạt động quản lý đấu thầu thủ tục không cần thiết.

Một phần của tài liệu đổi mới cơ chế quản lý đấu thầu ở việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w