Quản lý đấu thầu của Hàn Quốc

Một phần của tài liệu đổi mới cơ chế quản lý đấu thầu ở việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 59 - 61)

Chương 2 Thực trạng quản lý đấu thầu ở Việt Nam 2.1 Thực trạng hoạt động đấu thầu ở Việt Nam

2.4.4.Quản lý đấu thầu của Hàn Quốc

Những quy định về đấu thầu của Hàn Quốc được tập hợp, ban hành trong Luật hợp đồng mà trong đó Nhà nước là một bên tham gia. Tổng thống, Thủ tướng Chính phủ ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện, Bộ Kinh tế và Bộ Tài chính thì có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện chi tiết.

Nội dung của Luật hợp đồng này - có thể coi là Luật quy định về đấu thầu giống như các quốc gia khác - đưa ra những quy định tơng tự như quy định về đấu thầu trên thế giới như: đề cao tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.

Điều khác biệt trong Luật Đấu thầu ở Hàn Quốc là hệ thống mua sắm ở quốc gia này là hệ thống tập trung cao độ. Cơ quan chuyên môn tổ chức các cuộc đấu thầu của Hàn Quốc có tên gọi Supply Administration of the Republic Of Korea (SAROK) có nhiệm vụ tổ chức các cuộc mua sắm lên đến hàng chục tỷ USD mỗi năm. SAROK là cơ quan chuyên nghiệp trong mua sắm các dự án lớn

của Chính phủ Hàn Quốc. Những cuộc mua sắm với giá trị nhỏ thì mới được phân cấp cho các cơ quan có thẩm quyền ngoài SAROK.

Hàng năm, Chính phủ Hàn Quốc đều rất quan tâm dành một khoản ngân sách nhất định cho SAROK nhằm nâng cao năng lực tổ chức đấu thầu và hình thành một trung tâm kiểm tra chất lượng các hợp đồng sau khi đấu thầu. Nhờ hoạt động này, chất lượng hàng sau đấu thầu đã được đảm bảo tránh tình trạng nhà thầu không thực hiện đúng cam kết đưa ra khi trúng thầu.

Nói chung, chính sự chuyên môn hoá là nhân tố quan trọng tạo nên hiệu quả của hoạt động đấu thầu tại Hàn Quốc.

Một phần của tài liệu đổi mới cơ chế quản lý đấu thầu ở việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 59 - 61)