Về hệ thống chính sách kinh tế

Một phần của tài liệu đổi mới cơ chế quản lý đấu thầu ở việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 63 - 64)

Chương 3 Một số giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý đấu thầu ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

3.1.1.3.Về hệ thống chính sách kinh tế

Hội nhập kinh tế quốc tế đồng nghĩa với việc pháp luật về kinh tế cũng phải hài hoà với quy định chung của thế giới.

Cho đến nay, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về kinh tế của Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập, thiếu tính đồng bộ và tồn tại nhiều kẽ hở. Đặc biệt, những chính sách tạo lợi thế cho kinh tế thương mại trong nước mà các tổ chức kinh tế quốc tế thừa nhận thì ta lại chưa có như chính sách thuế và phi thuế theo MFN, NT, quyền tự vệ, quy chế xuất xứ…). Trong khi đó, một số biện pháp, chính sách không được thừa nhận, không phù hợp với nguyên tắc chung của các tổ chức quốc tế thì ta vẫn còn áp dụng. Việc xây dựng một quy định pháp luật còn thô sơ, can thiệp trực tiếp bằng các biện pháp hành chính, thường xuyên phải điều chính, thay đổi thất thường gây khó khăn cho doanh nghiệp kể cả trong nước lẫn nước ngoài.

Vì thế, hệ thống pháp luật về kinh tế của chúng ta cần được xây dựng một cách đồng bộ, hợp lý, hài hoà với các quy định chung trên thế giới, xử lý một cách thích hợp tính cân đối giữa bảo hộ và khuyến khích cạnh tranh nhằm thích nghi với thực tế cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Để xây dựng được một hệ thống pháp luật như thế đòi hỏi hiểu biết sâu sắc về kinh tế và trình độ chuyên môn cao từ những người làm luật cũng như sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước. Điều này đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải chú trọng đến công tác đào tạo cán bộ lập pháp đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế.

Trong lĩnh vực đấu thấu, ở Việt Nam, lần đầu tiên, Quốc hội đã thông qua và ban hành Luật đấu thầu vào tháng 12 năm 2005, bắt đầu có hiệu lực vào tháng 4 năm 2006 và mới đây nhất Nghị định số 111/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2006 về hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà htầu xây sựng theo luật xây dựng. Đây là một bước tiến rất quan trọng của hoạt động quản lý đấu thầu của Việt Nam, chuẩn bị sẵn sàng cho việc gia nhập WTO vào cuối năm 2006 và hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, vì là lần đầu tiên ban hành Luật đấu thầu, nên vẫn không tránh khỏi những tồn tại cần sửa đổi để cho những quy định này thực sự phù hợp với quy định của thế giới và tình hình trong nước.

Một phần của tài liệu đổi mới cơ chế quản lý đấu thầu ở việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 63 - 64)