Quản lý đấu thầu của Ba Lan

Một phần của tài liệu đổi mới cơ chế quản lý đấu thầu ở việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 57 - 59)

Chương 2 Thực trạng quản lý đấu thầu ở Việt Nam 2.1 Thực trạng hoạt động đấu thầu ở Việt Nam

2.4.3. Quản lý đấu thầu của Ba Lan

Ba Lan có một nền kinh tế và chính trị rất giống với Việt Nam, bởi vậy những quy định về đấu thầu của Ba Lan rất đáng để Việt Nam xem xét và học hỏi. Vào tháng 7 năm 1997, Ba Lan đã ban hành Luật mua sắm công, có sửa đổi vào năm 1999 và sẽ tiếp tục sửa đổi để đáp ứng yêu cầu của thực tế, phù hợp hơn với thông lệ quốc tế.

a. Về quản lý công tác đấu thầu, có thể nói Ba Lan có một hệ thống các cơ quan công quyền quản lý khá chuẩn mực. Cơ quan đảm nhận việc quản lý nhà nước về đấu thầu cao nhất là Cục mua sắm công (Public Procurement Office - PPO) trực thuộc Chính phủ. Ngoài việc nghiên cứu, soạn thảo các dự luật và các quy định pháp lý, PPO có thẩm quyền xem xét, quyết định đối với các trường hợp ngoài quy định trong Luật mua sắm công.

PPO chịu trách nhiệm xuất bản tờ báo chuyên đăng tải các thông tin về đấu thầu - Bulletin, trong đó có đăng tải thông tin về tất cả những cuộc đấu thầu rộng rãi trong nước có giá trị trên 30.000 EU. Tờ Bulletin có số lượng xuất bản là 1000 bản/kỳ và có tới 70.000 thông báo mời thầu mỗi năm. Đây là một trong

những hình thức tạo ra sự công khai trong hoạt động đấu thầu của Ba Lan giúp cho nhà thầu có cơ hội nắm bắt thông tin và cạnh tranh công bằng, đồng thời cũng giúp cho hoạt động quản lý đấu thầu được chặt chẽ và hiệu quả.

b. Về giải quyết khiếu nại trong đấu thầu: Các biện pháp giải quyết khiếu nại được quy định ngay trong Luật mua sắm công của Ba Lan. Những biện pháp này được coi là tiến bộ, hiệu quả và rất đáng được học tập.

Việc xử lý khiếu nại trong đấu thầu ở Ba Lan được diễn ra như sau:

- Mỗi bên (nhà thầu, bên mua và cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu - PPO) được quyền chỉ định 1 trọng tài đại diện cho mình. Trọng tài được chỉ định phải thuộc danh sách gồm 640 trọng tài đã vượt qua kỳ thi tuyển và được Chính phủ cấp chứng chỉ hành nghề trọng tài.

- Người khiếu nại phải nộp một khoản tiền khoản 700 USD để chi cho hoạt động của tổ trọng tài gồm 3 thành viên nêu trên.

- Trong vòng không quá 2 tuần, tổ trọng tài sẽ quyết định phần thắng thuộc về ai. Nếu nhà thầu khiếu nại đúng thì bên mua phải đền bù chi phí mà người này đã bỏ ra còn nếu nhà thầu khiếu nại sai thì sẽ mất khoản tiền đã nộp đó.

Những trọng tài này bình thường là các cán bộ, công nhân viên, họ chỉ làm trọng tài phân xử khi được chỉ định. Việc dùng người như thế hết sức thuận tiện và linh hoạt, giảm được các chi phí và thời gian không cần thiết so với giải quyết thông qua toà án.

Việc đào tạo cán bộ làm công tác đấu thầu được Ba Lan quan tâm thích đáng với nhận thức con người đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động đấu thầu.

Bên cạnh công tác đào tạo của PPO, Ba Lan còn có một hệ thống đào tạo về đấu thầu, đó là các trung tâm, các trường đào tạo về đấu thầu bao gồm các cơ sở của khu vực tư nhân. Với sự quan tâm tới công tác đào tạo cán bộ đấu thầu của Nhà nước Ba Lan, hầu hết các cán bộ làm công tác đấu thầu đều có kiến thức sâu sắc về chuyên ngành. Chính điều này đã giúp cho việc quản lý hoạt động đấu thầu ở Ba Lan đạt được những thành tựu đáng kể.

Một phần của tài liệu đổi mới cơ chế quản lý đấu thầu ở việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w