Một số vấn đề chung cần sửa đổi của Luật Đấu thầu và Luật Xây dựng

Một phần của tài liệu đổi mới cơ chế quản lý đấu thầu ở việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 67 - 70)

Chương 3 Một số giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý đấu thầu ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

3.2.1.1.Một số vấn đề chung cần sửa đổi của Luật Đấu thầu và Luật Xây dựng

được đưa ra:

3.2.1.1. Một số vấn đề chung cần sửa đổi của Luật Đấu thầu và LuậtXây dựng Xây dựng

- Về người có thẩm quyền: Trong luật dùng từ “người” ở đây có lúc là cá nhân, có lúc là tổ chức do đó sẽ rất khó khi xây dựng các quy định Chế tài khi vi phạm.

Người có thẩm quyền trong Luật Đấu thầu là người được quyền quyết định dự án được quy định tại Điều 39 Luật Xõy dựng và Điều 11 Nghị định 16 thỡ thẩm quyền ghi rừ là Thủ tướng, Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban nhõn dõn các cấp. Nhưng tại Điều 60 trong Luật Đấu thầu ghi nhiệm vụ rất chi tiết của người có thẩm quyền như phê duyệt kế hoạch đấu thầu, phê duyệt hồ sơ mời thầu, quyết định xử lý tỡnh huống trong đấu thầu, ... là không thực tế đặc biệt dự án đầu tư ở các Bộ không chuyên ngành (Y tế, Văn hóa, Lao động...) vỡ vậy cần xỏc định rừ trỏch nhiệm cá nhân trong các trường hợp của Luật. Người có thẩm quyền ở các cấp hành chính là Thủ trưởng, Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban nhõn dõn nhưng cần bổ sung “hoặc người được ủy quyền, người được phân công ký các quyết định liên quan đến dự án đầu tư”. Có như vậy khi xử lý hành vi vi phạm mới cú cỏc chế tài cụ thể cho từng cỏ nhõn được.

- Cần quy định rừ người quyết định đầu tư, chủ đầu tư và Ban quản lý trong dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước.

Theo Luật Xõy dựng và Luật Đấu thầu thỡ cú rất nhiều quy định Chủ đầu tư phải trỡnh người quyết định đầu tư. Vỡ vậy người quyết định đầu tư và chủ đầu tư không thể là “một người”, “một cấp” do đó vấn đề đặt ra là:

+ Bộ có thể vừa là người quyết định đầu tư lại là chủ đầu tư dự án hay không? (Như nhiều người nói vụ PMU18 thỡ Bộ Giao thụng - Vận tải là chủ đầu tư). Nếu theo Khoản 9 Điều 4 Luật Đấu thầu, Khoản 21 Điều 3 Luật Xõy dựng thỡ “chủ đầu tư là người sở hữu vốn hoặc được giao trách nhiệm thay mặt chủ sở hữu”. Rừ ràng ở đây Ngân sách nhà nước hoặc vốn ODA đó được giao, phõn bổ trực tiếp cho Bộ Giao Thụng Vận Tải “sở hữu”, “sử dụng” để xây dựng công trỡnh nhưng người “trực tiếp tiêu tiền” lại là PMU.

+ Vỡ vậy cần định nghĩa lại và xác định chủ đầu tư (sử dụng vốn Nhà nước) phải là người được Nhà nước giao vốn để xây dựng dự án nhưng phải là người trực tiếp quản lý, sử dụng khai thỏc dự ỏn cũn nếu năng lực không đủ thỡ đó cú quy định trong pháp luật là thuê tư vấn quản lý dự ỏn. Lúc đó Bộ là “người” quyết định, “người có thẩm quyền”.

+ Về Ban Quản lý dự ỏn. Theo Luật Xõy dựng và Nghị định 16 thỡ trong trường hợp Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự ỏn thỡ chủ đầu tư “có thể thành lập Ban Quản lý dự ỏn, Ban Quản lý dự ỏn chịu trỏch nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư theo nhiệm vụ quyền hạn được giao”.

Cần phải xem xột lại việc quy định cứng nhắc cỏc nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Quản lý dự ỏn tại Điều 36 Nghị định 16. Quy định nờu trờn đó tỏch được “Chủ đầu tư” (khụng phải là Bộ, Uỷ ban nhõn dõn) nếu trực tiếp quản lý dự ỏn thỡ chớnh chủ đầu tư cử người của mỡnh ra làm Ban Quản lý dự ỏn, vấn đề chỉ là phân công một số cán bộ của cơ quan chủ đầu tư chuyên làm Ban quản lý dự ỏn lỳc này được trực tiếp điều hành dự án mà chính họ là chủ đầu tư, nhất là lại có câu “chủ đầu tư có thể ủy quyền cho Ban Quản lý dự ỏn một phần hoặc toàn bộ cỏc nhiệm vụ quyền hạn của mỡnh” thế thỡ hai là một rồi cũn gỡ phải tỏch ra nữa.

Cũn trường hợp không đủ điều kiện trực tiếp quản lý dự ỏn thỡ phải thuờ cỏc tổ chức tư vấn quản lý dự ỏn hay núi cỏch khỏc cỏc tổ chức tư vấn này chính là các ban quản lý dự ỏn. Lỳc này thỡ rất rừ ràng chủ đầu tư chỉ thuê một số công việc thông qua các hợp đồng kinh tế mà mỡnh khụng có năng lực quản lý dự án.

Một phần của tài liệu đổi mới cơ chế quản lý đấu thầu ở việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 67 - 70)