Một số vấn đề tồn tại trong hoạt động quản lý đấu thầu ở Việt Nam

Một phần của tài liệu đổi mới cơ chế quản lý đấu thầu ở việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 47 - 49)

Chương 2 Thực trạng quản lý đấu thầu ở Việt Nam 2.1 Thực trạng hoạt động đấu thầu ở Việt Nam

2.3.Một số vấn đề tồn tại trong hoạt động quản lý đấu thầu ở Việt Nam

Trong thời gian vừa qua, hàng loạt những tiêu cực và sai phạm nghiêm trọng ít nhiều đều có liên quan tới đấu thầu đã được lôi ra ánh sáng. Điều này đã khiến cho toàn xã hội phải đặt một dấu hỏi chấm về công tác quản lý đấu thầu ở

Việt Nam. Sau hơn 10 năm được áp dụng tại nước ta, tưởng chừng như hoạt động này đã dần đi vào ổn định nhưng trên thực tế thì các sai phạm lại ngày càng phổ biến gây thiệt hại rất lớn cho Ngân sách quốc gia, điều này trái ngược với chức năng vốn có của hoạt động đấu thầu

Tại những phiên họp của Quốc hội khoá X vào cuối năm 2005 bàn về dự thảo Luật Đấu thầu cũng như trong các báo cáo của các cơ quan đảm nhận quản lý công tác đấu thầu của Việt Nam đều khẳng định: công tác quản lý đấu thầu ở Việt Nam hiện nay còn rất nhiều thiếu sót và tồn tại, chưa hoàn thành tốt được vai trò của mình trong lĩnh vực này.

Sau đây là những tồn tại chủ yếu:

- Hệ thống pháp lý về đấu thầu cũn thiếu sự thống nhất, đôi khi mâu thuẫn gây khó khăn trong quản lý và thực hiện. Sự mâu thuẫn này đã tồn tại rất lâu và dù đã được Nhà nước cố gắng giải quyết mà mới nhất là cho ra đời Luật Đấu thầu nhằm thống nhất những quy định chồng chéo về đấu thầu của các Nghị định, Quy chế trước đó nhưng vẫn chưa thực sự được hoàn toàn loại bỏ. Đơn cử như vẫn còn tồn tại mâu thuẫn giữa Luật Đấu thầu mới và Luật Xây dựng (sẽ được đề cập cụ thể ở Chương 3).

- Chế tài xử lý đối với các hành vi vi phạm vẫn chưa thoả đáng ở chỗ quy định trách nhiệm tổ chức lựa chọn nhà thầu, thực hiện hợp đồng và xử lý vi phạm lại do cùng một cơ quan đảm nhận (bên tổ chức đấu thầu).

- Quy định quyền hạn và trách nhiệm chưa đủ rừ trong hệ thống cơ quan quản lý đấu thầu dẫn đến việc khó quy trách nhiệm khi xảy ra vi phạm và làm giảm hiệu quả quản lý.

- Năng lực cán bộ, tổ chức tham gia công tác đấu thầu cũn hạn chế là một vấn đề đã được nhắc đến từ rất lâu nhưng vẫn chưa đựoc giải quyết triệt để

- Tỡnh trạng đấu thầu hỡnh thức, khộp kớn trong đấu thầu, sử dụng ý kiến chủ quan thay cho việc tuân thủ các quy định.

- Hợp đồng và thanh toán hợp đồng cũn nhiều bất cập.

- Công tác quản lý sau đấu thầu nhiều nơi bị buông lỏng từ đó làm suy giảm chất lượng công trình và gây chậm trễ về tiến độ thực hiện

Một phần của tài liệu đổi mới cơ chế quản lý đấu thầu ở việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 47 - 49)