4 Vai trò của Nhà nước trong quản lý đấu thầu

Một phần của tài liệu đổi mới cơ chế quản lý đấu thầu ở việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 26 - 30)

Nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng trong quản lý đấu thầu, trước tiên là bởi đấu thầu là hình thức chủ yếu của mua sắm hàng hoá sử dụng vốn Nhà nước

và thực hiện các công trình công cộng cho toàn xã hội. Vai trò này được thể hiện chủ yếu ở bốn mặt sau đây:

1.2.4.1. Hoạch định chính sách đấu thầu và chỉ đạo thực hiện

Cũng giống như mọi hoạt động kinh tế khác, hoạt động đấu thầu cũng được quản lý và điều tiết bởi nhà nước. Tuỳ vào đặc điểm kinh tế của từng nước mà sự tham gia này của nhà nước là nhiều hay ít. Ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, sự điều tiết của nhà nước chỉ dừng lại ở việc định hướng. Tại đây, đấu thầu đã trở thành một công cụ quan trọng của hoạt động mua sắm. Người mua sẽ được quyền đưa ra mọi quy định về đấu thầu miễn sao phù hợp với luật pháp và người bán sẽ phải tuân thủ những quy định này nếu muốn trúng thầu.

Trong khi đó, ở các nước đang phát triển như Việt Nam, Nhà nước thường phải can thiệp sâu hơn nhằm mục đích giám sát cho hoạt động đấu thầu phát triển đúng hướng, đặc biệt là trong lĩnh vực đấu thầu mua sắm công. Bởi tại các quốc gia này khi còn đang trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế đất nước, Nhà nước đóng vai trò là người mua. Để có thể thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững, Nhà nước cần luôn không ngừng hoạch định những chính sách dài hạn, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho sự phát triển của hoạt động đấu thầu.

1.2.4.2. Xây dựng, ban hành hành lang pháp lý cho hoạt động đấu thầu

Xây dựng một hệ thống văn bản pháp luật đầy đủ và hợp lý là một trong những vai trò quan trọng nhất của Nhà nước đối với hoạt động đấu thầu. Mục tiêu của công tác này là tạo cơ sở pháp lý cho mọi hoạt động về đấu thầu, đảm bảo được mục tiêu tạo ra môi trường cạnh tranh công bằng, bình đẳng, minh

bạch và tăng hiệu quả kinh tế. Hệ thống văn bản này phải bao gồm các văn bản từ Luật, Pháp lệnh, Nghị định, Thông tư hướng dẫn …quy định cụ thể và bao quát mọi khâu đoạn của quá trình đấu thầu. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật này phải đảm bảo tính thống nhất, ổn định, thường xuyên được đổi mới để bám sát sự thay đổi của thực tế và phù hợp với các quy định liên quan trong các luật khác và quy định của quốc tế.

Mới đây, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XI diễn ra vào tháng 10 và 11 năm 2005, lần đầu tiên, Nhà nước Việt Nam đã ban hành Luật Đấu thầu, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 4 năm 2006, tập hợp những quy định mới nhất về hoạt động đấu thầu qua thời gian dài nghiên cứu, chỉnh sửa và rút kinh nghiệm từ thực trạng đấu thầu Việt Nam. Luật Đấu thầu này đã đánh dấu một bước tiến mới quan trọng của công tác quản lý đấu thầu của Việt Nam.

1.2.4.3. Hướng dẫn thực hiện chính sách và các quy định về đấu thầu

Tiếp theo của việc xây dựng và ban hành các chính sách về đấu thầu và hệ thống văn bản pháp luật phù hợp, Nhà nước còn có vai trò chủ đạo trong việc hướng dẫn thực hiện chính sách và các quy định về đấu thầu. Mục đích của đấu thầu trong mua sắm công là tiết kiệm tiền bạc quốc gia và nâng cao chất lượng hàng hoá. Mà để thực hiện được điều này thì những người liên quan, đặc biệt là bên mua cần phải có kiến thức chuyên sâu về loại hàng hoá, dịch vụ mình muốn mua cũng như những quy định liên quan đến đấu thầu. Những người mua này chính là những công chức ở các ngành, các cấp khác nhau trong bộ máy công quyền. Có nhiều hình thức khác nhau để hướng dẫn và nâng cao kiến thức, hiểu biết về đấu thầu của những người này, tuỳ theo điều kiện cụ thể, Nhà nước phải thường xuyên tổ chức bồi dưỡng trình độ cho các cán bộ liên quan.

1.2.4.4. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết các khiếu nại, tố cáo và xử lý cácvi phạm trong đấu thầu vi phạm trong đấu thầu

Không chỉ trong đấu thầu mà còn trong mọi hoạt động kinh tế khác của quốc gia, Nhà nước luôn phải thường xuyên kiểm tra, thanh tra, giải quyết các khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm một cách kịp thời để ngăn chặn những sai phạm, tiêu cực, tham nhũng, giúp cho nền kinh tế phát triển đúng hướng và lành mạnh. Nhà nước cần tổ chức ra một cơ quan chuyên trách đảm nhận công việc thanh tra, kiểm tra, xử lý thật nghiêm minh những sai phạm, tiêu cực trong đấu thầu và giải quyết những tranh chấp, khiếu nại. Cơ quan này phải hoạt động một cách độc lập với những cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu để đảm bảo tính khách quan trung thực và hiệu quả.

Tuy nhiên tại Việt Nam, hoạt động thanh kiểm tra hoạt động đấu thầu đã chưa được quan tâm đúng mức trong thời gian qua dẫn đến kết quả rất hạn chế, chưa tương xứng với tầm quan trọng vốn có của hoạt động này.

Một phần của tài liệu đổi mới cơ chế quản lý đấu thầu ở việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w