Thực trạng xử lý vi phạm trật tự ATGT

Một phần của tài liệu 3rd_ONA_Parliamentary_Information_Brief_of_the_Office_of_the_National_Assembly (Trang 36)

Trong thời gian vừa qua, các cơ quan chức năng đã đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học công nghệ trong giám sát xử lý vi phạm, như việc lắp đặt hệ thống camera giao thông giám sát và phạt nguội, ứng dụng hệ thống thiết bị giám sát hành trình để quản lý thời gian làm việc của lái xe, tốc độ, lộ trình và dừng đỗ.... Những điều đó cho thấy cơng tác phát hiện và xử lý vi phạm trật tự ATGT đã có nhiều cố gắng và đạt được những kết quả nhất định.

Tuy nhiên, theo báo cáo của Bộ Công an, số lượng hành vi vi phạm quy định pháp luật về trật tự an tồn giao thơng (TTATGT) còn rất lớn, từ 2009-2019, lực lượng Công an các cấp đã xử phạt 53,56 triệu trường hợp vi phạm quy định pháp luật về TTATGT. Theo phân tích số liệu các vụ tai nạn giao thông (TNGT), những vi phạm chủ yếu dẫn đến TNGT đường bộ là các hành vi điều khiển phương tiện đi sai phần đường, làn đường, vi phạm về tốc độ, phóng nhanh vượt ẩu, vi phạm hiệu lệnh của hệ thống tín hiệu, biển báo giao thông, không sử dụng mũ bảo hiểm, không thắt dây bảo hiểm… Nghiêm trọng hơn, rất nhiều hành vi vi phạm quy tắc giao thông do người điều khiển phương tiện có sử dụng rượu bia hay ma túy, hoặc do người lái xe đang trong trạng thái mất tập trung do sử dụng điện thoại di động, hoặc xem phim, ảnh.

Khơng khó để tìm ra tại các nút giao thơng, khi có sự hiện diện của lực lượng chức năng thì người tham gia giao thơng có ý thức tuân thủ tốt, nhưng khi lực lượng chức năng dời đi thì tình trạng vi phạm lại diễn ra khá phổ biến. Tình trạng có nhiều camera giao thơng cho một vị trí, hoặc tình trạng bỏ lại hàng nghìn giấy phép lái xe tại cơ quan chức năng... cho thấy thông tin của mỗi cơ quan đơn vị đang được thu thập một cách đơn lẻ, riêng rẽ mà chưa có sự phối hợp, chia sẻ thơng tin một

cách hiệu quả. Đây chỉ là một số minh chứng rất cụ thể về trực trạng này hiện nay.

Một số hành vi có mức độ đặc biệt nghiêm trọng, uy hiếp tới tính mạng của người dân (như việc vi phạm đặc biệt nghiêm trọng về nồng độ cồn) nhưng hiện nay mới chỉ bị xử lý hành chính nếu chưa xảy ra hậu quả.

Một số hành vi bị phát hiện nhưng không thể xử phạt nguội do khơng có thơng tin cập nhật về chủ phương tiện, lái xe và địa chỉ, hoặc người vi phạm không chấp hành... Tỷ lệ người vi phạm chấp hành quyết định xử phạt nguội hiện nay còn khá thấp, dao động từ 20-50% tùy địa phương (ví dụ năm 2018 TP HCM phát hiện khoảng hơn 30.000 trường hợp nhưng chỉ xử lý phạt nguội được 6.000), cho thấy đây là một vấn đề còn khá nhiều tồn tại cần giải quyết.

Một phần của tài liệu 3rd_ONA_Parliamentary_Information_Brief_of_the_Office_of_the_National_Assembly (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)