ứng dụng công nghệ trong xử lý vi phạm giao thông đường bộ
a) Hoàn thiện các quy định pháp luật bảo đảm các thông tin và dữ liệu lớn trong lĩnh vực giao thông vận tải, bảo đảm an tồn giao thơng được thu thập, phân tích, xử lý và chia sẻ một cách kịp thời, đầy đủ, chính xác tới các cơ quan tổ chức và cá nhân có liên quan để phục vụ quá trình ra quyết định đúng đắn, đạt kết quả và hiệu quả cao nhất, trong đó đặc biệt chú trọng tới thông tin xử lý vi phạm TTATGT. Ngoài ra, cần hoàn thiện các quy định pháp luật về quy trình xử lý qua hệ thống tư pháp, thống kê và phân tích nguyên nhân TNGT, quản lý tái phạm và cho phép phạt lũy tiến với tái phạm, đa dạng các hình thức xử
phạt vi phạm hành chính, quy định bắt buộc cập nhật các thông tin cá nhân và địa chỉ khi có thay đổi, quy định về trách nhiệm của chủ sở hữu và người sử dụng...
b) Về mặt quản lý, cần quản lý được phương tiện theo một địa chỉ cụ thể, trong mối quan hệ với chủ sở hữu (và có thể là cả người sử dụng). Đây là căn cứ quan trọng để tiến hành công tác xử phạt nguội một cách hiệu quả. Như vậy, hệ thông tin quản lý phương tiện cần được liên thông với hệ dữ liệu quốc gia về người lái và hệ dữ liệu quốc gia về địa chỉ và dân cư.
c) Thông tin xử lý vi phạm TTATGT bao gồm tồn bộ thơng tin về lịch sử vi phạm TTATGT của mỗi cá nhân tổ chức, và cần được liên thông với hệ dữ liệu quốc gia về kết cấu hạ tầng giao thông, phương tiện, người lái, bảo hiểm, thống kê tai nạn giao thông, thống kê về bảo hiểm, hệ dữ liệu của ngành tư pháp. Các dữ liệu này cần được thống kê, lưu trữ và liên thông để sẵn sàng phục vụ quá trình tra cứu, tham khảo và hỗ trợ cho quá trình tác nghiệp dùng chung thông tin của các cơ quan tổ chức có liên quan trong ngành giao thông vận tải, công an, bảo hiểm, tư pháp và chính quyền địa phương (và các cơ quan khác nếu cần).
d) Để thực hiện mơ hình trên một cách hiệu quả, trên cơ sở khung dữ liệu quốc gia đối với từng lĩnh vực và theo chức năng của từng Bộ, ngành, nên nghiên cứu một đầu mối kết nối thống nhất hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu ATGT giữa các ngành như: Công an, giao thông vận tải, y tế, cơ quan bảo hiểm, tư pháp, và chính quyền địa phương để phục vụ cho cơng tác bảo đảm ATGT tồn quốc ở cấp vĩ mô. Đầu mối này đóng vai trị quan trọng để tập hợp các nhóm dữ liệu và hệ thống dữ liệu tổng hợp từ nhiều bộ ngành khác nhau và đóng vai trị như một cơng cụ đắc lực để
tham mưu cho lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Chính phủ và chính quyền địa phương trong việc lãnh đạo điều hành tốt hơn các giải pháp nâng cao ATGT ở tất cả các cấp từ Trung ương tới địa phương.
Để làm được việc này, pháp luật về TTATGT cần có quy định thống nhất các dữ liệu cần thiết, phù hợp với tất cả các ngành có liên quan trên phạm vi tồn quốc, trên cơ sở đó có quy định cụ thể, thống nhất trong việc thu thập, lưu trữ, xử lý, chia sẻ thông tin dữ liệu, liên thông dữ liệu dùng chung tồn quốc cũng như có cơ chế phối hợp để thực hiện.
e) Cần chú trọng đào tạo, bỗi dưỡng, nâng cao năng lực ứng dụng khoa học, cơng nghệ thơng tin cho cán bộ, có chính sách, khuyến khích cán bộ thay đổi phương pháp, tư duy tăng cường áp dụng cơng nghệ, sẵn sàng đón nhận chọn lọc những ưu thế của khoa học công nghệ để đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0.
Hệ thống báo hiệu đường bộ bao gồm các quy tắc về hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, biển báo hiệu, vạch sơn kẻ đường, và các thiết bị khác có chức năng quy định và chỉ dẫn thực hiện các quy tắc giao thông theo pháp luật về giao thông đường bộ của mỗi quốc gia. Bài viết này góp phần chỉ ra những tồn tại có thể có về hệ thống báo hiệu đường bộ của hai Dự thảo luật về giao thông đường bộ (Luật Giao thông đường bộ và Luật Bảo đảm trật tự, an tồn giao thơng) sẽ được Quốc hội xem xét, đồng thời khuyến nghị 6 vấn đề cần lưu ý xem xét trong q trình xây dựng và hồn thiện các Dự thảo.