Tách bạch giữa Quy chuẩn báo hiệu giao thông đường bộ quốc gia và Quy

Một phần của tài liệu 3rd_ONA_Parliamentary_Information_Brief_of_the_Office_of_the_National_Assembly (Trang 46 - 47)

giao thông đường bộ quốc gia và Quy chuẩn kỹ thuật của hệ thống báo hiệu quốc gia để thuận tiện trong tra cứu, học tập, viện dẫn, tham chiếu, xử phạt cũng như hội nhập quốc tế

Quy chuẩn báo hiệu đường bộ ở nước ta hiện nay QCVN41-2019 có tên đầy đủ là “Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về Báo hiệu Đường bộ”, là một cuốn tài liệu dầy dặn, được biên soạn khá công phu, hàm lượng khoa học cao, có gần 400 trang gồm: phần Quy định chung; Quy định Kỹ thuật (15 chương); Quy định về quản lý; Quy định về tổ chức thực hiện và; các phụ lục (13 phụ lục). Cuốn Quy chuẩn này có thể xem là cuốn tài liệu cho mọi

người sử dụng, từ người dân tham gia giao thông, nhà quản lý về an tồn giao thơng, nhà thiết kế hệ thống báo hiệu đường bộ, cảnh sát giao thông, các cơ sở đào tạo cấp bằng lái và những người nước ngoài tham gia giao thông ở Việt Nam. Do sự phức tạp và viết cho nhiều đối tượng sử dụng, nó bộc một số nhược điểm như sau:

- Theo tên gọi, nó là cuốn tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia, do vậy đối tượng sử dụng chính là những người làm kỹ thuật và quản lý nhà nước. Vì lẽ đó, những quy định kỹ thuật như kích thước, vị trí, kết cấu, chất liệu, vv., của hệ thống báo hiệu và các cơng trình phụ trợ khác đảm bảo an tồn giao thơng, cũng như những quy định về quản lý nhà nước hoàn toàn là không cần thiết với đại đa số người dân tham gia giao thông.

- Do bao trùm nhiều nội dung và hướng tới nhiều đối tượng đọc, cuốn sách này quá dày, không tiện tra cứu nhanh gọn về các quy tắc giao thông cần thiết với người tham gia giao thông. Ở nhiều nước, các quy định kỹ thuật về hệ thống báo hiệu được tách rời với các quy định, quy tắc về báo hiệu đường bộ. Quy định kỹ thuật dùng cho các nhà quản lý và kỹ thuật, trong khi quy định về quy tắc báo hiệu dành cho người tham gia giao thông và cảnh sát giao thông. Cuốn quy tắc báo hiệu đường bộ thường mỏng, ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu, được viết bằng ngơn ngữ của Quốc gia đó và tiếng Anh để phục vụ cho người dân tham gia giao thơng và người nước ngồi tham gia giao thơng tại quốc gia đó.

Nhiều nghiên cứu thống kê trên thế giới đã chỉ ra rằng, trên 90% nguyên nhân của các vụ tai nạn giao thông (TNGT) là do con người, mà chủ yếu là người điều khiển phương tiện giao thông. Theo báo cáo của Ủy ban ATGT Quốc gia năm 2019, nguyên nhân dẫn đến TNGT đường bộ: 20,51% do người điều khiển phương tiện vi phạm làn đường, phần đường; 5,52% do vi phạm tốc độ xe chạy; 9,45% do chuyển hướng không chú ý quan sát; 1,91% do không nhường đường; 6,33% do tránh, vượt xe sai quy định; 0,04% do sử dụng ma túy; 1,46% do sử dụng rượu bia; 2,94% do người đi bộ; 3,05% do thiếu chú ý quan sát; còn lại là do các nguyên nhân khác.

Kết quả phân tích của Ủy ban ATGT Quốc gia cho thấy, công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe (GPLX) đóng vai trị rất quan trọng trong việc rèn luyện kỹ năng, kinh nghiệm, hiểu biết, thái độ và ý thức của người điều khiển phương tiện trong quá trình tham gia giao thơng. Vì vậy, nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch, cấp GPLX sẽ góp phần đáng kể trong việc hạn chế TNGT và vi phạm pháp luật giao thông đường bộ.

Một phần của tài liệu 3rd_ONA_Parliamentary_Information_Brief_of_the_Office_of_the_National_Assembly (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)