Hạn chế phương tiện giao thông cá nhân: Tầm nhìn

Một phần của tài liệu 3rd_ONA_Parliamentary_Information_Brief_of_the_Office_of_the_National_Assembly (Trang 61)

nhân: Tầm nhìn

Tầm nhìn chiến lược trong xây dựng chính sách giao thơng nói chung, trong đó có việc hạn chế phương tiện giao thông cá nhân ở các thành phố lớn là tìm kiếm phương án win – win (cùng thắng), với nghĩa khơng chỉ chính quyền và người dân cùng thắng, mà các mục tiêu đều đạt được, hướng tới phát triển bền vững33. Chính sách hướng tới phát triển bền vững của các đại đơ thị địi hỏi sự hài hòa, cân bằng giữa việc phát triển hệ thống giao thông, đảm bảo nhu cầu đi lại với bảo vệ mơi trường, bảo đảm sự an tồn, thuận tiện, sức khỏe và cuộc sống cho người dân.

Một điểm tiếp theo cần lưu ý khi thiết kế chính sách nói chung là sự đánh đổi ở mức hợp lý có thể chấp nhận được. Trong trường hợp cụ thể mà chúng ta đang bàn, chính sách cấm hồn tồn hay hạn chế một phần phương tiện giao thông cá nhân theo không gian, thời gian đều phải chịu đánh đổi những chi phí, thiệt hại đối với chính quyền, doanh nghiệp, cá nhân cơng dân. Điều cần tính tốn là làm sao để lợi ích tổng thể mà chính sách đó mang lại lớn hơn những chi phí, thiệt hại; có phương án bù đắp những chi phí, thiệt hại đó một cách hợp lý.

Đồng thời, chính sách hạn chế phương tiện giao thơng cá nhân cần tính tới những đặc điểm về chính trị, kinh tế, xã hội, thể chế, văn hóa ở từng nước;34 hay thậm chí tâm lý của người sử dụng ơ tơ35. Chẳng hạn, ở các nước đang phát triển, chính sách cấm ơ tô ở khu vực trung tâm thành phố sẽ không ảnh hưởng tiêu cực nhiều như ở các nước phát triển, bởi lẽ

chủ sở hữu xe chủ yếu tập trung ở tầng lớp có thu nhập cao. Trong khi đó, chính sách cấm xe máy ở các thành phố lớn của các nước đang phát triển dùng nhiều xe máy sẽ ảnh hưởng nhiều đến đời sống mưu sinh của người dân, vì xe máy vẫn là phương tiện đi lại phổ biến. Hoặc là, các giá trị văn hóa, thói quen sinh hoạt ảnh hưởng đến hành vi giao thông của người dân cũng là yếu tố cần quan tâm khi xây dựng chính sách giao thơng, trong đó có việc hạn chế phương tiện giao thơng cá nhân.

Hơn nữa, chính sách hạn chế phương tiện giao thông cá nhân cần phải được đặt trong tổng thể các chính sách giao thơng liên quan khác, ví dụ như chính sách phát triển hệ thống giao thơng công cộng, phát triển các dịch vụ giao thông, thu hút sự tham gia của tư nhân vào phát triển giao thông, quy hoạch giao thơng; và cả những chính sách thuộc các lĩnh vực khác, ví dụ như quy hoạch đất đai, xây dựng v.v…36.

Các chính sách hạn chế phương tiện giao thơng cá nhân nhằm vào những mục đích cụ thể là cải thiện việc sử dụng phương tiện cá nhân; giảm phát thải độc hại từ ô tô, xe máy. Quản lý việc sử dụng phương tiện giao thông cá nhân nhằm mục đích giảm thời gian dừng và phát thải của xe bằng cách kiểm soát số lượng, dạng xe, thời gian lưu thông tại một khu vực nhất định trong thành phố. Để giảm phát thải, chính quyền các nước thường tìm cách giảm số lượng xe lưu thơng tại một thời điểm, một địa điểm, tăng hiệu quả di chuyển, giảm ùn tắc37.

Bên cạnh việc kiểm soát số lượng xe và giảm ùn tắc ở trung tâm các thành phố, chính 33. F. Moavenzadeh & M.J. Markow, Moving Millions Transport Strategies for Sustainable Development in Megacities, Published by Springer, 2007, trang 10-11.

Một phần của tài liệu 3rd_ONA_Parliamentary_Information_Brief_of_the_Office_of_the_National_Assembly (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)