Hệ Cao đẳng – thử thách chồng chất thử thách

Một phần của tài liệu Thông tin Khoa học (Số 11 - Năm 2020) (Trang 25 - 26)

Theo số liệu thống kê của Bộ Giáo dục – Đào tạo (GD-ĐT), hiện nay cả nước có 234 trường Cao đẳng, trong đó có 199 trường cơng lập và 35 trường dân lập, tư thục, bán công. Những năm gần đây, ngày càng có nhiều cơ sở đào tạo gặp khơng ít khó khăn trong việc đảm bảo chỉ tiêu tuyển sinh. Theo quy định của Bộ GD-ĐT, những trường ba năm khơng tuyển sinh được thì phải xem xét lại càng là thử thách nặng nề cho các trường CĐ. Vì vậy, rất nhiều trường đã suy nghĩ đến phương án giải thể, sáp nhập hay mở ngành mới để cứu vãn tình hình, giữ thương hiệu và có những bước tiến khả quan. Điển hình là trường hợp liên kết hỗ trợ khi trường Đại học Sư phạm Hà Nội công nhận trường CĐ Sư phạm Hà Nam là một cơ sở của mình bằng cách hỗ trợ giảng viên, chương trình đào tạo, quy trình đào tạo, chuẩn đầu ra để tuyển sinh. Một ví dụ khác khả quan về sự sáp nhập hai trường CĐ Sư phạm Nha Trang và CĐ Văn hóa – Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang vốn có thương hiệu lâu đời tại các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ nói chung và Nha Trang nói riêng trong việc đào tạo sư phạm, nghệ thuật và du lịch thành trường Đại học Khánh Hịa. Tuy nhiên, khơng phải trường CĐ nào cũng có những điều kiện thuận lợi để liên kết hỗ trợ hay sáp nhập như hai ví dụ trên mà cịn phụ thuộc rất nhiều yếu tố chủ quan và khách quan.

Từ năm 2017, thay đổi trong tuyển sinh hệ CĐ khi hệ đào tạo này khơng cịn nằm trong hệ thống xét tuyển với các trường do Bộ GD-ĐT chủ quản sẽ càng ảnh hưởng mạnh mẽ đến công tác tuyển sinh vốn gặp nhiều khó khăn của các trường CĐ trong cả nước. Trong số 234 trường CĐ, Bộ GD-ĐT chủ quản 33 trường CĐ sư phạm, Bộ LĐ-TB&XH chủ quản 201 trường với gần 1.500 ngành. Vấn đề bất cập ở đây khi thí sinh làm hồ sơ đăng ký dự thi THPT quốc gia cũng đồng thời đăng ký xét tuyển

*

ĐH, CĐ. Tuy nhiên, với các trường CĐ đã chuyển về Bộ LĐ-TB&XH thì khơng có mặt trong danh sách nguyện vọng trên hồ sơ thí sinh vì khơng chung hệ thống xét tuyển của Bộ GD-ĐT. Đây được xem là bất lợi lớn của các trường CĐ khi mà tình hình hiện nay các trường ĐH tăng chỉ tiêu và khơng ít trường xét tuyển học bạ phổ thông.

Một thực tế nữa trong công tác tuyển sinh ĐH-CĐ thời gian vừa qua là ngày hội tư vấn tuyển sinh do Báo Tuổi Trẻ phối hợp với Bộ GD-ĐT tổ chức ở các tỉnh thành lớn trong cả nước. Tại mỗi chương trình, các chuyên gia tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp từ Bộ GD-ĐT, Tổng cục dạy nghề (Bộ LĐ-TB&XH), khối ngành công an, quân đội cùng đại diện các trường ĐH tư vấn cho thí sinh những điểm mới trong kỳ thi THPT Quốc gia, xét tuyển ĐH, CĐ. Bên cạnh đó, những vấn đề như thi bài thi tích hợp, chọn tổ hợp xét tuyển, tư vấn chọn ngành, nghề… thí sinh cũng sẽ được các chuyên gia tư vấn trực tiếp. Tuy nhiên, ngày hội tư vấn tuyển sinh quan tâm hệ ĐH hơn hệ CĐ rất nhiều khi mà thời lượng chủ yếu vẫn dành cho ĐH. Mặc dù tâm lý của phụ huynh và thí sinh, ai cũng quan tâm, cũng mong muốn con em mình vào ĐH, nhưng chương trình vẫn nên dành một thời lượng hợp lý để giới thiệu, tư vấn hệ CĐ cũng như Trung học chuyên nghiệp, tạo điều kiện cho phụ huynh và thí sinh có những lựa chọn phù hợp với sức học, nguyện vọng và hoàn cảnh kinh tế.

Một phần của tài liệu Thông tin Khoa học (Số 11 - Năm 2020) (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)