1. Đặt vấn đề
2.4. Minh họa việc tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ theo phương pháp STEAM
Giáo viên giúp trẻ nắm lấy STEAM bằng cách yêu cầu trẻ đưa ra các câu hỏi, chia sẻ trong sự phấn khích của trẻ và tạo cho trẻ nhiều cơ hội khám phá. Do đó, tổ chức cho trẻ hoạt động tạo hình theo phương pháp STEAM chính là cách giáo viên tổ chức hoạt động tạo hình có tính tích hợp, lồng ghép nhiều kiến thức, lĩnh vực cùng một lúc với nhau chứ không đơn thuần là một hoạt động tạo hình thiên về lĩnh vực nghệ thuật.
Đầu tiên, tích hợp hoạt động tạo hình với lĩnh vực Khoa học được thể hiện
như sau:
+ Ước lượng về số lượng, kích thước: Cơ có thể hỏi trẻ “Con sẽ lấy bao nhiêu đất nặn để nặn được quả nhãn? Trẻ học được cách dự đoán, thử nghiệm và phản ánh. Sau đó, giáo viên khuyến khích trẻ lấy lượng đất nặn đã dự đoán để nặn thành quả nhãn. Việc làm này chứng minh dự đoán của trẻ như thế nào, đồng thời cũng góp phần hình thành tính chủ động trong nhân cách trẻ.
+ Khám phá thiên nhiên: Mục đích giúp trẻ liên tưởng ra một bức tranh toàn cảnh các sự vật, hiện tượng. Giáo viên có thể gợi hỏi để trẻ có cái nhìn tổng thể về đối tượng. Ví dụ: Quả nhãn này mọc từng trái hay theo chùm? Chùm nhãn mọc trên cây như thế nào? Bạn nào đã được tham quan vườn nhãn? Mình sẽ nặn chùm nhãn như thế nào? Giáo viên khuyến khích trẻ mơ tả càng chi tiết càng tốt.
Thứ hai, tích hợp hoạt động tạo hình với lĩnh vực Công nghệ. Công nghệ không
chỉ bao gồm máy tính, thiết bị di động... mà giáo viên có thể sử dụng những gì gần gũi với trẻ có trong lớp như đèn, điện thoại, thiết bị gia dụng hay chỉ là gọt bút chì... Cho trẻ thảo luận về cách sử dụng cơng nghệ, tại sao nó quan trọng và làm sâu sắc thêm suy nghĩ của trẻ về những vấn đề mà nó giải quyết. Giáo viên có thể cho phép trẻ trải nghiệm công nghệ trong khi cung cấp, hỗ trợ và hỏi trẻ về trải nghiệm của trẻ. Ví dụ: “Con hãy sử dụng điện thoại để chụp bức tranh con yêu thích”, “Cơ thấy con đang dùng bút chì. Con dùng bút chì làm gì vậy?” ...
Thứ ba, tích hợp hoạt động tạo hình với lĩnh vực Kĩ thuật (khối, bánh xe,
chuỗi, băng) là tái phát minh những gì đã có để giải quyết vấn đề thực sự. Cho phép trẻ xây dựng, đổi mới và thay đổi vật thể hoặc vật liệu trong lớp học thông qua các bước như sau:
+ Bước 1: Xác định, lựa chọn vấn đề và phát triển một kế hoạch. Ví dụ: Các con cần phải qua một con sông để đến trường. Kế hoạch là gì? Làm việc cùng nhau và thiết kế cây cầu để đi qua.
+ Bước 2: Mở rộng kế hoạch thơng qua việc đọc tương tác. Ví dụ: Cho trẻ xem một cuốn sách về những cây cầu lớn để trẻ có thể nắm bắt được diện mạo, kích thước và mục đích của chúng.
+ Bước 3: Xây dựng, thử nghiệm, thiết kế lại. Ví dụ: Cho phép trẻ suy nghĩ về vật liệu, phương pháp cũng như cách tiếp cận để làm cầu. Sau khi thử nghiệm, cho trẻ nói lên ý tưởng của mình về cách làm cho cây cầu hoạt động
+ Bước 4: Giải thích kết quả. Ví dụ: Trao đổi với trẻ về cách chúng thiết kế thành công cây cầu, cách chúng giúp đỡ bạn bè trong nhóm.
Thứ tư, tích hợp hoạt động tạo hình với lĩnh vực Tốn học bằng các tình huống
trong thực tế cuộc sống, giáo viên giúp trẻ phát triển khả năng tư duy về Toán học. Chẳng hạn như:
+ So sánh số lượng: “Bạn nặn được 3 quả táo, con nặn được 1 quả táo. Ai nặn được nhiều táo hơn?”
+ Đếm và nêu số lượng trong một tập hợp: “Trong hộp bút màu của con có bao nhiêu màu?”
Thứ năm, hoạt động tạo hình là một dạng nghệ thuật nhằm giúp trẻ nhận biết và
phản ánh thế giới xung quanh thơng qua những hình tượng nghệ thuật, góp phần giúp trẻ phát triển tồn diện về nhận thức - ngơn ngữ - thẩm mĩ - tình cảm, kĩ năng xã hội. Từ đó tạo nền tảng phát triển cho những giai đoạn tiếp theo của trẻ.
Tham gia hoạt động tạo hình, trẻ được làm quen, tiếp xúc không chỉ với cái đẹp trong đời sống xung quanh mà cả trong nghệ thuật như thông qua tranh ảnh, các sản phẩm thủ công mĩ nghệ, tượng… phù hợp với lứa tuổi sẽ mở ra trước mắt trẻ sự phong phú, sống động của màu sắc, của âm thanh, sự biến đổi của chúng trong không gian. Đây là những yếu tố kích thích sự rung động, xúc cảm thẩm mĩ. Quá trình trẻ tạo ra các sản phẩm tạo hình khơng chỉ tạo cơ hội thuận lợi cho trẻ được tiếp xúc với cái đẹp, tìm hiểu cái đẹp, mà cịn làm nảy sinh và ni dưỡng hứng thú hoạt động nghệ thuật, niềm say mê sáng tạo nghệ thuật.
Ngồi hoạt động tạo hình, các hoạt động khác trong giáo dục mầm non cũng có thể vận dụng STEAM để tích hợp các lĩnh vực khác nhau trong hoạt động để giúp trẻ phát triển về mọi mặt.