1. Đặt vấn đề
ỨNG DỤNG STEAM VÀO CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGHỆ THUẬT CHO TRẺ MẦM NON
NGHỆ THUẬT CHO TRẺ MẦM NON
Nguyễn Thị Quỳnh Trâm* Tóm tắt: Trước sự phát triển của xã hội, nhân loại không ngừng đi lên cùng
công nghệ 4.0 thì việc đào tạo ra những con người đáp ứng yêu cầu xã hội là một vấn
đề cấp thiết. Đổi mới cách nhìn trong giáo dục, đổi mới giáo dục, thực hiện dạy học
tích cực thơng qua các phương pháp giáo dục hiện đại là một trong những chìa khóa mở ra sự thành cơng của cơng tác đào tạo. Bài viết hướng đến cái nhìn mới đối với
ứng dụng STEAM vào các hoạt động giáo dục nghệ thuật trong giáo dục mầm non
nhằm góp phần phát triển tồn diện cho trẻ và tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao
đáp ứng yêu cầu thời đại.
Từ khóa: STEAM, giáo dục nghệ thuật, giáo dục mầm non.
1. Mở đầu
STEAM là phương pháp dựa trên lý thuyết giáo dục hiện đại, là một cách tiếp cận liên ngành trong quá trình dạy - học, trong đó các khái niệm, học thuật mang tính nguyên tắc được lồng ghép với các bài học trong thực tiễn, ở đó trẻ có thể áp dụng các kiến thức khoa học, công nghệ, kĩ thuật, nghệ thuật và tốn vào hồn cảnh cụ thể, giúp kết nối giữa lý thuyết và thực hành, từ đó phát triển các năng lực dựa trên trải nghiệm thực tế, đồng thời rèn luyện những kĩ năng cần thiết của thế kỷ 21 như tư duy phản biện, làm việc nhóm, hợp tác, thuyết trình.
Ứng dựng STEAM vào các hoạt động sáng tạo nghệ thuật có định hướng hàng ngày ở trường mầm non sẽ giúp trẻ phát triển tồn diện và có khả năng vận dụng tốt vào thực tế. Phương pháp này đã được nghiên cứu bởi các nhà giáo dục nổi tiếng, lỗi lạc như Maria Montessori, Sara Smilansky, Jean Piaget… STEAM hiện nay được nhiều trường mầm non trên thế giới áp dụng và kết quả giáo dục thu được khá cao trên mức mong đợi.
STEAM đang được triển khai ở Việt Nam một cách khá phổ biến trong nhiều lĩnh vực và hoạt động, trong đó việc ứng dụng STEAM vào các hoạt động giáo dục nghệ thuật trong giáo dục mầm non đã - đang có được quan tâm và tổ chức thực hiện.
2. Nội dung