3. Vận dụng Thuyết đa trí tuệ trong dạy học học phần Thủ công – Kĩ thuật theo định hướng phát triển năng lực người học
2.3. Thể nghiệm sư phạm
Phần mềm iMindMap sẽ được áp dụng từ phần thiết kế giáo án đến cụ thể hóa
nội dung bài dạy trên lớp hoặc trong hoạt động học từ kiểm tra bài cũ đến khởi động hay vận dụng nâng cao. Để sử dụng phần mềm này, giáo viên cần thực hiện một số bước cụ thể như: Xác định mục tiêu cần đạt của bài học; dự kiến các nội dung sẽ thiết kế SĐTD; ứng dụng phần mềm iMindMap để thiết kế SĐTD; cụ thể hóa trên lớp với SĐTD có sử dụng phần mềm; đánh giá kết quả sau khi áp dụng. Sau đây, chúng tôi xin thể nghiệm SĐTD vào một số bài dạy phân môn tiếng Việt SGK Ngữ văn 7.
Trong tiết dạy, chúng tôi sử dụng phần mềm IMindMap 11 để thiết kế SĐTD.
Sau đó, sử dụng SĐTD được thiết kế, kết hợp với hiệu ứng trong PowerPoint để xuất hiện từng phần sơ đồ giúp học sinh ghi nhớ kiến thức một cách có hệ thống.
Ví dụ: Bài Các thành phần chính của câu – SGK Ngữ văn 7 học kì 2 được thiết kế nội dung kiến thức khá dài. Việc sử dụng SĐTD trong phần khái quát tri thức mới
sẽ giúp cho giáo viên đảm bảo được các bước lên lớp đồng thời học sinh có thêm thời lượng cho hoạt động thực hành.
Trong bài Từ đồng nghĩa, SGK Ngữ văn lớp 7, học kì 1 hoặc bài Liệt kê, SGK
Ngữ Văn 7, học kì 2, SĐTD sẽ giúp cho học sinh tập hợp được toàn bộ những tri thức mới, nắm được những nội dung cơ bản, hệ thống nội dung kiến thức và biểu thị bằng sơ đồ, ghi nhớ nội dung học tập một cách sâu sắc và có thể thuộc bài ngay tại lớp cũng như nắm được các ví dụ minh họa khác nhau.
Việc sử dụng SĐTD trong phân môn này sẽ giúp cho giáo viên và học sinh khai thác được toàn bộ trọng tâm kiến thức cần đạt một cách khoa học, linh hoạt. Nếu giáo viên sử dụng sơ đồ tư duy kết hợp với các phương pháp dạy học phù hợp sẽ tiết kiệm được thời gian, tăng tính tích cực và khả năng sáng tạo, phát triển năng lực của người học dẫn đến tăng hiệu quả giờ dạy theo định hướng đổi mới. Hoạt động dạy của giáo viên cũng trở nên nhẹ nhàng hơn. Từ những từ khóa trung tâm trên SĐTD, học sinh sẽ chủ động tìm ra kiến thức và dễ ghi nhớ tri thức mới ngay tại lớp. Từ đó, người học phát triển năng lực tổng hợp, khái quát hóa tri thức một cách logic.
Tuy nhiên việc sử dụng phần mềm để thiết kế sơ đồ tư duy trong việc dạy Tiếng Việt cũng cần tránh lạm dụng như nhiều sơ đồ trong một bài dạy gây nhàm chán. Các từ khóa trên sơ đồ cần ngắn gọn, khái quát. Giáo viên cần đầu tư, nghiên cứu, thiết kế sơ đồ một cách linh hoạt để đạt hiệu quả tối ưu.
3. Kết luận
Việc ứng dụng các phần mềm dạy học một cách thành thạo sẽ là cơng cụ hỗ trợ tích cực cho GV trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học. Với phần mềm
iMindMap 11, sử dụng SĐTD trong dạy học sẽ trở nên dễ dàng hơn, mang lại nhiều
kết quả tốt, đáng khích lệ trong phương pháp học tập của người học và phương pháp giảng dạy của giáo viên. Sơ đồ tư duy khi được sử dụng một cách linh hoạt, phù hợp sẽ phát huy được ở học sinh sự hứng thú, chủ động. Học sinh được rèn luyện tư duy logic, được ghi nhớ kiến thức một cách chính xác, có hệ thống. Do đó, học sinh chuyển từ học tập thụ động theo cách đọc chép, học thuộc lịng là chính sang cách học chủ động, biết chọn lọc và minh họa kiến thức trên sơ đồ. Quan trọng hơn, học sinh sẽ được rèn luyện rất nhiều năng lực khác nhau, phát triển bản thân thành những cơng dân tích cực, có bản lĩnh, có khả năng tìm tịi và làm chủ kiến thức.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê A (2002), Đổi mới phương pháp dạy học ở phổ thông, Bài giảng chuyên đề. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thơng mới.
Nguồn: https://www.moet.gov.vn.
3. Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy (2011), Dạy tốt, học tốt các môn học bằng
Bản đồ tư duy, NXB Giáo dục, Hà Nội.
4. Tony & Barry Buzan (2009), Bản đồ tư duy, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh. 5. Web: https://iMindMap.com.