Từ thực tế cho thấy, nhiều sinh viên tỏ ra ngại thực hành, thao tác cơ bản trên máy tính cịn yếu, đa số sinh viên tham gia tích cực làm thực hành trên máy là sinh viên khá, giỏi. Số còn lại chỉ ngồi quan sát nên khi bắt tay vào làm thì lúng túng, không đạt yêu cầu. Để khắc phục điều này đỏi hỏi giảng viên dạy học thực hành phải có khâu chuẩn bị tốt từ giáo án, kế hoạch giảng dạy, thiết bị hỗ trợ, phòng máy thực hành, đặc biệt là cần xây dựng một hệ thống bài tập thực hành phân bậc tốt. Hệ thống bài tập phân bậc tốt là hệ thống trong đó các bài tập được sắp xếp từ đơn giản đến phức tạp, yêu cầu được nâng lên theo từng mức, phù hợp với nhiều đối tượng sinh viên cũng như kích thích sự hứng thú, chủ động của sinh viên khi tham gia làm bài.
Áp dụng hình thức phân nhóm trong thực hành xen kẽ với làm việc cá nhân: làm việc nhóm sẽ tạo điều kiện cho sinh viên học hỏi, hỗ trợ lẫn nhau thay vì chỉ tiếp thu
một chiều từ giảng viên. Không những vậy, việc đổi vai làm nhóm trưởng, nhóm phó… trong mỗi bài thực hành sẽ giúp cho sinh viên có động lực, hứng thú và trách nhiệm hơn trong cơng việc để đảm bảo thành tích của nhóm.
Chia nhỏ bài thực hành hay hướng dẫn sinh viên tham khảo tài liệu trên mạng cũng là một cách giúp phát triển năng lực nghiên cứu, tìm tịi của sinh viên để giải quyết vấn đề.
Một ý tưởng tốt khác nữa là cho sinh viên trình bày và giới thiệu sản phẩm hồn thiện của mình hay nhóm để kích thích hứng thú học tập cũng như rèn luyện năng lực báo cáo, thuyết trình trước đám đơng.
5. Kết luận
Trên đây là một vài ý kiến của tác giả về phương pháp dạy học thực hành Tin học cho sinh viên. Tác giả cũng đã sử dụng phương pháp này cho sinh viên của mình và nhận thấy kết quả đạt được khá tốt. Vì vậy, tác giả rất mong nhận được những chia sẻ, đóng góp của quý thầy cơ, anh chị em đồng nghiệp để có những ý tưởng tốt góp phần nâng cao chất lượng dạy và học thực hành môn Tin học.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hải Bình (2016), “Giải pháp hay tăng hiệu quả giờ thực hành Tin học”, Báo Giáo
dục và thời đại online.
Nguồn: https://m.giaoducthoidai.vn/trao-doi/giai-phap-hay-tang-hieu-qua-gio-thuc- hanh-tin-hoc-2078234-v.html
2. Nguyễn Bá Kim, Lê khắc Thành (2006), Phương pháp dạy học đại cương môn tin học, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
3. Phan Trọng Ngọc (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường,
NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
4. Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ
GIÁO DỤC Ý THỨC GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HÓA CHO SINH VIÊN DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM ĐÀ LẠT DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM ĐÀ LẠT
Phan Văn Minh* Tóm tắt: Nội dung chính của bài báo đề cập đến một số vấn đề lí luận về giáo dục
ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa cho sinh viên dân tộc thiểu số, trên cơ sở đó, phân tích,
đánh giá thực trạng, đề xuất và khảo nghiệm các biện pháp giáo dục ý thức giữ gìn bản
sắc văn hóa cho sinh viên dân tộc thiểu số ở trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt.
Từ khóa: Dân tộc thiểu số, giáo dục; giáo dục bản sắc văn hóa.
1. Đặt vấn đề
Hiện nay, nước ta đang trong quá trình xây dựng nền văn hóa mới – nền văn hóa thống nhất trong sự đa dạng, nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Vì vậy, một yêu cầu quan trọng trong thời kì cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế là phải biết chọn lọc, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa (BSVH) tốt đẹp của từng dân tộc ở Việt Nam. Điều 5 của Hiến pháp nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 có ghi rõ: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. Nhà nước thực hiện chính sách bình đẳng, đồn kết, tương trợ, giúp nhau cùng tiến bộ giữa các dân tộc. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình”.
Lâm Đồng là vùng đất hội tụ 43 dân tộc sinh sống, làm việc và học tập, là nơi có nhiều dân tộc thiểu số bản địa lâu đời như Cill, Churu, Châu Mạ, ... Trong quá trình sinh sống và phát triển của mình, các dân tộc thiểu số đã để lại những giá trị văn hóa độc đáo và sâu sắc, khơng chỉ ảnh hưởng sâu xa đến từng cá nhân trong cộng đồng dân tộc mình mà cịn góp phần làm phong phú thêm những giá trị cho nền văn hóa dân tộc của địa phương và đất nước.
Hiện nay, trường CĐSP Đà Lạt có 628 sinh viên (SV) hệ chính quy đang theo học. Trong đó, số lượng sinh viên người dân tộc thiểu số là 343/628 tổng số SV toàn trường, chiếm 54.6%, bao gồm các dân tộc thiểu số: Cơ ho (140 SV), Cill (102 SV), Chu ru (21 SV), Nùng (18 SV), Lạch, Châu Mạ, H’ Mông,... Được học tập, rèn luyện và tiếp xúc với nhiều luồng văn hóa từ xã hội cả tích cực và tiêu cực, nhiều loại hình văn hóa có sức lơi cuốn mạnh mẽ với giới trẻ. Việc tuyên truyền cho các thế hệ SV dân tộc thiểu số biết tôn trọng, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc luôn luôn
được chính gia đình, dịng họ giáo dục. Bên cạnh đó, khi các em đến trường cũng được Nhà trường giáo dục nên cơ bản các em cũng có ý thức trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mình. Bên cạnh đó, vẫn có một bộ phận SV chưa nhận thức đầy đủ về ý nghĩa, mục đích, tầm quan trọng của việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mình.
Trong những năm qua, với sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, của Tỉnh, của các tổ chức và cá nhân địa phương, công tác giáo dục ý thức giữ gìn BSVH cho SV dân tộc thiểu số ở trường Cao đẳng Sư phạm (CĐSP) Đà Lạt đã đạt được một số kết quả nhất định, song vẫn tồn tại nhiều vấn đề cần giải quyết. Chính vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu lí luận, thực trạng và các biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức (GDYT) giữ gìn BSVH cho SV dân tộc thiểu số là vấn đề có ý nghĩa cấp thiết.