Một số đặc điểm cơ bản của phương pháp STEAM trong giáo dục mầm non

Một phần của tài liệu Thông tin Khoa học (Số 11 - Năm 2020) (Trang 49 - 50)

1. Đặt vấn đề

2.3. Một số đặc điểm cơ bản của phương pháp STEAM trong giáo dục mầm non

mầm non

Phương pháp dạy học STEAM theo quan điểm “lấy trẻ làm trung tâm”, phát huy tính tích cực của trẻ trong hoạt động. Giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn, tạo cơ hội cho trẻ hoạt động.

Trong quá trình tổ chức hoạt động, trẻ sẽ tự khám phá, tự chơi, tự học dưới sự quan sát của giáo viên trên tinh thần tôn trọng sự tự do của trẻ. Trẻ học theo hứng thú và sở thích của mình. Tức là, trẻ được tự do lựa chọn cách thức thực hiện, cách khám phá, tìm hiểu sự vật, hiện tượng, nguyên liệu học tập hay bất kì thứ gì trẻ sáng tạo ra. Ngồi ra, mỗi cá nhân trẻ sẽ luôn độc lập về nhận thức và tính cách. Giáo viên chỉ tham gia vào quá trình tìm hiểu của trẻ khi trẻ có những hành vi khơng phù hợp với chuẩn mực đạo đức.

Vai trò của giáo viên còn là người quan sát, phát hiện ra những điểm mạnh, điểm yếu của trẻ để vun đắp, bồi dưỡng thêm. Đồng thời, giáo viên cũng hỗ trợ trẻ trong việc tìm ra những mối liên hệ giữa các lĩnh vực có trong sản phẩm trẻ muốn tạo ra nhằm giúp trẻ phát triển nhận thức một cách tồn diện nhất.

Bên cạnh đó, giáo viên là người tạo mơi trường, đồ dùng học tập đặc biệt có yếu tố “sáng tạo” để trẻ được thỏa sức phát huy sự sáng tạo của mình, tận dụng hết những nguyên vật liệu xung quanh nhằm tạo ra sản phẩm theo ý muốn của trẻ, trẻ tự tìm hiểu và tự sửa lỗi cho đến khi đạt được mục đích.

Trong tổ chức các hoạt động, giáo viên có thể linh hoạt và tích hợp nhiều lĩnh vực để tạo điều kiện cho trẻ thỏa sức khám phá, thích thú, say mê hồn tất cơng việc của mình hoặc chuyển sang hoạt động khác nếu cần thiết.

Phương pháp STEAM còn đề cao việc trẻ tự học, hướng đến các hoạt động ý nghĩa và rèn luyện kĩ năng mềm. Trẻ được trải nghiệm thực tế và rút kinh nghiệm cho bản thân.

Từ những đặc điểm trên cho thấy, phương pháp STEAM giúp cho trẻ được trải nghiệm, được thực hành bằng những kĩ năng, kiến thức vô cùng gần gũi với cuộc sống của trẻ. Qua mỗi hoạt động, trẻ sẽ tạo ra được những sản phẩm thực, hữu dụng trong cuộc sống. Điều đó tạo cho trẻ hứng khởi và niềm yêu thích đến trường, yêu thích khám phá tìm hiểu mọi vấn đề trong cuộc sống. Đó chính là mục tiêu mà giáo dục STEAM luôn hướng tới.

Một phần của tài liệu Thông tin Khoa học (Số 11 - Năm 2020) (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)