SV Trường CĐSP Đà Lạt nói chung và SV người dân tộc thiểu số nói riêng từ trước đến nay được đánh giá ngoan, lễ phép, luôn biết phát huy truyền thống tốt đẹp của các thế hệ SV nhà trường và các thế hệ cha anh, khẳng định niềm tin vào mục tiêu, lý tưởng cách mạng và sự lãnh đạo của Đảng; có nhận thức và thái độ chính trị đúng đắn, kiên quyết chống lại những biểu hiện sai trái, các hành vi của các thế lực phản động, thù địch gây tổn hại đến sự phát triển đất nước. Đại đa số SV của trường luôn quan tâm đến các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội của địa phương, đất nước; có ý chí vươn lên dành kết quả cao trong học tập, rèn luyện, tích cực tham gia các hoạt động xã hội (cơng tác tình nguyện, hiến máu nhân đạo, giúp đỡ trẻ em có hồn cảnh đặc biệt khó khăn,…); nhiều SV có ý thức chính trị tốt, tích cực phấn đấu để sớm trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam (trong 5 năm qua hàng trăm SV được cơng nhận là cảm tình Đảng, hàng chục SV được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam). Đại đa số SV của nhà trường có phẩm chất đạo đức tốt, tôn trọng các chuẩn mực đạo đức xã hội, giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, có ý thức cơng dân, chấp hành pháp luật, tích cực tham gia các phong trào đồn thể, xung kích, sáng tạo, tình nguyện vì cộng đồng; sống có nghĩa, có tình, ln biết quan tâm, giúp đỡ người khác, có tinh thần tương thân, tương ái. Nhiều tấm gương SV của trường vượt qua khó khăn của bản thân, gia đình để vươn lên thành người hữu ích, đạt kết quả cao trong học tập, rèn luyện.
Tuy nhiên, vẫn cịn một số SV của Nhà trường chí hướng phấn đấu và động cơ học tập chưa rõ ràng, chưa hiểu biết đầy đủ truyền thống cách mạng của Đảng và dân tộc, ít quan tâm đến tình hình chính trị, văn hóa, xã hội của địa phương, đất nước; một bộ phận SV lười học tập, rèn luyện, ngại khó, trốn tránh sinh hoạt tập thể, hoạt động xã hội, chưa làm tròn trách nhiệm và nghĩa vụ với gia đình, với tập thể lớp; có một số ít SV bản lĩnh non kém nên dễ bị lơi kéo, kích động. Từ năm học 2013 -2014 đến nay, số lượng SV người dân tộc thiểu số được kết nạp vào hạng ngũ của Đảng Cộng sản
Việt Nam hết sức hạn chế, chỉ có duy nhất SV K’ Thông (SP Tiểu học K38) trong tổng số 28 SV được kết nạp; điều đó cho thấy, số lượng SV người dân tộc thiểu số với lượng SV được kết nạp vào hàng ngũ của Đảng là hết sức khiêm tốn.
Trong thực tiễn hiện nay, giáo dục ý thức giữ gìn BSVH dân tộc cho SV trong các nhà trường cịn mang tính hình thức; nội dung hoạt động ít thay đổi, hình thức hoạt động thiếu đa dạng, gây sự nhàm chán trong hoạt động của SV, chưa hấp dẫn thu hút được sự tham gia của đông đảo SV, chưa tạo được sân chơi lành mạnh, sinh động, dẫn đến kết quả là việc giáo dục văn hoá dân tộc của trường chưa tốt. Do đó, cần có những biện pháp giáo dục ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa cho SV dân tộc thiểu số góp phần giữ gìn văn hóa cho các dân tộc…
TT Tầm quan trọng Lực lượng % CBQL (SL) GV (SL) SV (SL) 1 Rất quan trọng 27 25 176 70.6 2 Quan trọng 03 05 49 18.8 3 Không quan trọng 0 0 25 8.06
Bảng 1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên về tầm quan trọng của giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số
Dựa vào bảng 2.1 có thể thấy 228/310 (chiếm 70.6%) người được hỏi về tầm quan trọng của công tác giáo dục ý thức giữ gìn BSVH cho SV dân tộc thiểu số cho rằng rất quan trọng, 57/310 (18,8%) người cho rằng quan trọng. Như vậy có thể thấy ngồi cơng tác giảng dạy, thì cơng tác giáo dục cho SV có ý thức giữ gìn BSVH cũng có tầm quan trọng đặc biệt nhằm góp phần giáo dục toàn diện nhân cách cho SV. Tuy nhiên, có 8.06 % số SV được hỏi cho rằng giáo dục ý thức giữ gìn BSVH cho SV dân tộc thiểu số khơng quan trọng, có thể thấy vẫn còn một bộ phận SV nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng của việc giữ gìn BSVH của dân tộc; từ đó, nhà trường cần có những biện pháp, hình thức tổ chức nhằm giúp SV có được nhận thức đúng đắn đối với việc giữ gìn BSVH dân tộc mình trong giai đoạn hội nhập hiện nay.