2. Giải quyết vấn đề
ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM ĐÀ LẠT
Đặng Trọng Hộ* Tóm tắt: Seminar là một sinh hoạt khoa học có vai trị rất quan trọng đối với
việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trong giáo dục đại học. Hoạt động này ở
trường CĐSP Đà Lạt mặc dù còn non trẻ nhưng bước đầu đã cho thấy tính ưu việt
của nó. Chính vì vậy, nhà trường cần cải tiến những bất cập, tồn tại nhằm tiếp tục duy trì hoạt động seminar để nó khơng chỉ là sân chơi khoa học bổ ích cho đội ngũ giảng viên mà còn là chỉ số quan trọng để đánh giá mức độ đáp ứng chất lượng giáo dục và
đào tạo cũng như văn hóa tổ chức của trường CĐSP Đà Lạt.
1. Đặt vấn đề
Seminar là một sinh hoạt khoa học phổ biến trong giáo dục đại học thế giới từ hơn nửa thế kỷ qua. Họ đã phát triển sinh hoạt khoa học này đến mức hình thành “văn hóa seminar”. Bởi ở đó, các giảng viên thỏa mãn nhu cầu được trình bày, được lắng nghe và đóng góp trí tuệ trong bầu khơng khí học thuật. Xuất phát từ tính ưu việt đó, các trường đại học ở Việt Nam đã xem hoạt động này như một phương thức để tự bồi dưỡng, tự xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên. Hoạt động này ở Trường CĐSP Đà Lạt có thể nói là khá non trẻ (chỉ mới bắt đầu từ năm 2011) và còn tồn tại nhiều bất cập cần giải quyết. Chính vì vậy, trong bài viết này, tôi sẽ trao đổi về những vấn đề xoay quanh hoạt động seminar của giảng viên với mong muốn đồng nghiệp cùng có nhiều giải pháp hữu ích để cải thiện tình hình tổ chức hoạt động này, để nó thực sự góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở trường CĐSP Đà Lạt.
2. Giải quyết vấn đề