Tầm quan trọng của văn hóa học đường trong xây dựng thương hiệu nhà trường

Một phần của tài liệu Thông tin Khoa học (Số 11 - Năm 2020) (Trang 117 - 119)

2. Giải quyết vấn đề

2.2. Tầm quan trọng của văn hóa học đường trong xây dựng thương hiệu nhà trường

phù hợp với chuẩn mực văn hóa chung của xã hội, phù hợp với nội quy, quy định của

môi trường học đường đảm bảo cho các hoạt động trong trường học diễn ra lành

mạnh, đạt mục tiêu giáo dục là đào tạo những con người tồn diện, có đủ đức, trí, mỹ, thể, có tri thức và có hồi bão khát vọng vươn lên” [2, tr.49].

Theo Giáo sư Phạm Minh Hạc thì: “Văn hóa học đường là hệ các chuẩn mực,

giá trị giúp cán bộ quản lý nhà trường, thầy cô giáo, các vị phụ huynh và các em sinh viên, sinh viên có các cách thức suy nghĩ, tình cảm, hành động tốt đẹp” [2, tr.49].

Như vậy, nhìn chung khái niệm văn hóa học đường được biểu hiện ở một số nội dung sau: Văn hóa học đường là khái niệm đề cập đến toàn bộ hoạt động vật chất, tinh thần của một nhà trường; biểu hiện trước hết ở hệ thống các giá trị, chuẩn mực, niềm tin, quy tắc ứng xử tốt đẹp giữa các chủ thể trong mơi trường giáo dục; đóng góp tích cực vào q trình hồn thiện, phát triển nhân cách người học, hướng đến các giá trị chân, thiện, mỹ.

2.2. Tầm quan trọng của văn hóa học đường trong xây dựng thương hiệu nhà trường nhà trường

Là một hệ thống mục tiêu giá trị, qui chuẩn mô phạm của một cơ quan giáo dục với tư cách một thể chế xã hội đặc thù, có định hướng, chỉ đường, dẫn lối cho việc xây dựng văn hóa tổ chức nhà trường.

Các chuẩn mực, nội qui, điều lệ nhà trường, quy tắc trong văn hóa tổ chức nhà trường có tác dụng hỗ trợ, điều phối, kiểm soát kỷ cương, nề nếp trong nhà trường.

Tạo động lực cho mọi hoạt động và xây dựng các mối quan hệ trong nhà trường, văn hóa tổ chức nhà trường góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường, làm tăng hiệu quả hoạt động nhà trường, góp phần giảm thiểu, khắc phục những nguy cơ làm giảm sức mạnh của tổ chức nhà trường.

Xây dựng những phẩm chất, truyền thống, nếp sống, phong cách đặc trưng của nhà trường, góp phần củng cố, nâng cao uy tín, thương hiệu của nhà trường, tạo đà cho các bước phát triển nhà trường.

Hệ thống giá trị cốt lõi, qui chuẩn mô phạm, chuẩn đầu ra cần đạt trong xây dựng và phát triển văn hóa trường phổ thông được thể hiện gần đây trong chương trình giáo dục phổ thông mới.

Các phẩm chất chủ yếu: Yêu đất nước, yêu con người, chăm học, chăm làm, trung thực, trách nhiệm.

Các năng lực cốt lõi gồm: Năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

Các năng lực trên đã được xác định trong nhiều chương trình giáo dục ở nước ngồi, đặc biệt là các tài liệu xác định và lựa chọn các năng lực cốt lõi của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế năm 2005.

Hệ thống những phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi nói trên là hệ giá trị mục tiêu mới nhất đang được triển khai ở các trường học. Việc xây dựng văn hóa học đường phải đi theo các mục tiêu này.

Văn hoá là một thứ tài sản lớn của bất kỳ một nhà trường nào:

Điều này được xác định dựa trên những căn cứ sau: Nhà trường là nơi bảo tồn và lưu truyền các giá trị văn hoá nhân loại; Nhà trường là nơi đào luyện những lớp người mới, chủ nhân gìn giữ và sáng tạo văn hoá cho tương lai; Nhà trường là nơi con người với con người (người dạy với người học) cùng hoạt động để chiếm lĩnh các mục tiêu văn hoá, theo những cách thức văn hoá, dựa trên những phương tiện văn hố, trong mơi trường văn hoá đại diện cho mỗi vùng, miền, địa phương.

Văn hoá tổ chức nhà trường tạo động lực làm việc:

Văn hoá nhà trường giúp giảng viên, nhân viên, sinh viên thấy rõ mục tiêu, định hướng và bản chất cơng việc mình làm;

Văn hố nhà trường phù hợp, tích cực tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp giữa các cán bộ, giảng viên, nhân viên trong tập thể sư phạm, giữa giảng viên và sinh viên; đồng thời, tạo ra một môi trường làm việc thoải mái, vui vẻ, lành mạnh. Đó là nền tảng tinh thần cho sự sáng tạo – điều vô cùng quan trọng đối với hoạt động sư phạm mà đối tượng là tri thức và con người;

Văn hố nhà trường tích cực giúp cho người dạy, người học và mỗi cá nhân trong lực lượng xã hội xung quanh có cảm giác tự hào, hãnh diện vì được là thành viên của tổ chức nhà trường, được làm việc vì những mục tiêu cao cả của nhà trường.

Muốn tạo động lực cần khơi dậy nhu cầu và đáp ứng nhu cầu chính đáng của mọi người. Khi nhu cầu còn ở mức độ thấp, động lực với người lao động sư phạm là đồng lương, thu nhập, tiền thưởng… bó gọn trong những giá trị vật chất. Khi nhu cầu vật chất thoả mãn một mức độ cao hơn, người lao động nói chung, nhà giáo nói riêng sẵn sàng đánh đổi, chọn mức thu nhập thấp hơn để được làm việc ở một môi trường

hòa đồng, thân thiện, thoải mái, được cống hiến, sáng tạo và được thừa nhận, tôn trọng và phát triển.

Nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục của nhà trường:

Tổng hợp tất cả các yếu tố trên, từ sự gắn kết, tạo động lực, điều phối kiểm soát và hạn chế những nguy cơ làm giảm sức mạnh của tổ chức, có thể thấy rằng, văn hóa tổ chức đã làm tăng hiệu quả các hoạt động trong nhà trường, trên cơ sở đó mà dần dần tạo nên những phẩm chất đặc trưng riêng, khác biệt cho tổ chức trường học. Đó là cơ sở nâng cao uy tín, “thương hiệu” của nhà trường, tạo đà cho các bước phát triển tốt hơn.

Vì vậy, trong quá trình xây dựng thương hiệu trường học cần xác định rõ vai trò và tầm quan trọng của văn hóa học đường để vạch ra việc định hướng chiến lược trong q trình phát triển mơi trường học tập của nhà trường được rõ ràng hơn, thuận lợi hơn

Một phần của tài liệu Thông tin Khoa học (Số 11 - Năm 2020) (Trang 117 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)