1.2. Tổng quan về quản lý nhà nước về đầu tư công
1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về đầu tư công
Thuật ngữ “quản lý” có nhiều cách diễn đạt khác nhau. Với cách hiểu thơng thường thì quản lý có nghĩa là hoạt động nhằm tác động một cách có tổ chức và có định hướng của chủ thể quản lý vào những đối tượng nhất định để điều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi của con người nhằm duy trì tính ổn định và phát triển của đối tượng đó theo những mục tiêu đã định. Quản lý cũng có thể được hiểu là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm chỉ huy, điều hành, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi của cá nhân nhằm hướng đến mục đích hoạt động chung và phù hợp với quy luật khách quan. Quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật làm công cụ để điều chỉnh hành vi của con người trên các lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội, do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện nhằm thoả mãn các nhu cầu hợp pháp của con người, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội. Hiện nay, trong khoa học pháp lý, thuật ngữ quản lý nhà nước được hiểu theo hai nghĩa: nghĩa rộng và nghĩa hẹp. quản lý nhà nước theo nghĩa rộng là toàn bộ mọi hoạt động của nhà nước nói chung, mọi hoạt động mang tính chất nhà nước, nhằm thực hiện các nhiệm vụ, chức năng của nhà nước. Chủ thể của quản lý nhà nước theo nghĩa rộng là tất cả các cơ quan nhà nước của bộ máy nhà nước, tức là cả ba hệ thống cơ quan: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Quản lý nhà nước theo nghĩa hẹp là hoạt động quản lý do một loại cơ quan đặc biệt thực hiện đó là cơ quan hành chính nhà nước. Đây là hoạt động chấp hành hiến pháp, luật và điều hành trên cơ sở hiến pháp của luật đó, vì thế cịn gọi là hoạt động chấp hành và điều hành. Do đó, quản lý nhà nước theo nghĩa rộng bao hàm quản lý nhà nước theo nghĩa hẹp. Hiện nay, trong khoa học Luật Hành chính và khoa học quản lý nhà nước, khi đề cập đến khái niệm quản lý nhà nước thì nội hàm của nó thường được hiểu theo nghĩa hẹp như trên.
Theo tác giả Võ Kim Sơn (2014 ), quản lý thường tập trung vào 1 tổ chức và có định hướng để điều chỉnh các q trình xã hội và hành vi nhằm mục đích duy trì ổn định và phát triển theo chiến lược đã đề ra.
Mặt khác, hiện nay, trong khoa học pháp lý, thuật ngữ quản lý nhà nước được hiểu theo hai nghĩa: nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Quản lý nhà nước theo nghĩa rộng là toàn bộ mọi hoạt động của nhà nước nói chung, mọi hoạt động mang tính chất nhà nước, nhằm thực hiện các nhiệm vụ, chức năng của nhà nước. Chủ thể của quản lý nhà nước theo nghĩa rộng là tất cả các cơ quan nhà nước của bộ máy nhà nước, tức là cả ba hệ thống cơ quan: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Quản lý nhà nước theo nghĩa hẹp là hoạt động quản lý do một loại cơ quan đặc biệt thực hiện đó là cơ quan hành chính nhà nước. Đây là hoạt động chấp hành hiến pháp, luật và điều hành trên cơ sở hiến pháp của luật đó, vì thế cịn gọi là hoạt động chấp hành và điều hành. Do đó, quản lý nhà nước theo nghĩa rộng bao hàm quản lý nhà nước theo nghĩa hẹp. Hiện nay, trong khoa học Luật Hành chính và khoa học quản lý nhà nước, khi đề cập đến khái niệm quản lý nhà nước thì nội hàm của nó thường được hiểu theo nghĩa hẹp như trên.
Trên cơ sở cách hiểu đối với khái niệm đầu tư công, hoạt động đầu tư công và khái niệm quản lý nhà nước, có thể thấy quản lý nhà nước về đầu tư công là hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước và cá nhân có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước trên cơ sở chấp hành các quy định của Pháp luật, Hiến pháp của cơ quan nhà nước cấp trên trong hoạt động đầu tư cơng và điều hành nhóm hoạt động này vào các chương trình, dự án xây dựng kết cấu cơ sở hạ tầng, dự án phục vụ phát triển kinh tế xã hội, qua đó góp phần sử dụng đúng nguồn ngân sách đầu tư công, đảm bảo công bằng xã hội, đảm bảo phát triển bền vững an ninh quốc phòng và tăng trưởng kinh tế.