Chủ thể quản lý nhà nước về đầu tư công

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đầu tư công trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. (Trang 34 - 39)

1.2. Tổng quan về quản lý nhà nước về đầu tư công

1.2.3. Chủ thể quản lý nhà nước về đầu tư công

Chủ thể có thể hiểu là đối tượng gây ra hành động, trong quan hệ đối lập với đối tượng bị sự chi phối của hành động, gọi là khách thể. Theo quy định tại Điều 4 Luật đầu tư cơng 2019 thì chủ thể quản lý nhà nước về đầu tư công bao gồm các cơ quan sau: Chính phủ, Bộ kế hoạch đầu tư và UBND các cấp. Để giúp các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công thưc hiện chức năng của mình, Luật đầu tư cơng 2019 tiếp tục quy định các cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công gồm: Đơn vị có chức năng quản lý đầu tư cơng thuộc Bộ kế hoạch đầu tư, Sở kế hoạch đầu tư, Phịng, ban có chức năng quản lý đầu tư cơng thuộc UBND cấp huyện, cấp xã.

UBND cấp tỉnh Sở Kế hoạch và Đầu tư

UBND cấp xã Phịng Tài chính – Kế hoạch

UBND cấp huyện Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Chính phủ

Hình 1.1. Chủ thể quản lý nhà nước về đầu tư công theo Luật đầu tư công 2019

Chỉ đạo công tác Hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ Phối hợp hoat đơng

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Chính phủ: Vị trí pháp lý, quyền hạn và cơ cấu tổ chức được quy đinh trong Hiến pháp (2013), Luật Tổ chức Chính phủ (2015 ). Lĩnh vực đầu tư cơng, với tư cách là cơ cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, Chính phủ có các chức năng nhiệm vụ sau:

(i)Thống nhất quản lý nhà nước về đầu tư cơng;

(ii)Trình quốc hội ban hành luật, nghị quyết; trình ủy ban thường vụ quốc hội ban hành pháp lệnh, nghị quyết về đầu tư công;

(iii)Ban hành văn bản pháp luật về đầu tư cơng;

(iv)Trình quốc hội quyết định đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia; (v)quyết định chủ trương đầu tư các hoạt động theo quy định tại khoản 2 Điều 17 luật đầu tư cơng 2019;

(vi)Lập và trình quốc hội quyết định, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn;

(viii)Báo cáo quốc hội về tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công, các chương trình mục tiêu quốc gia;

(ix)Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các kế hoạch đầu tư công sử dụng vốn ngân sách nhà nước, cơng trái quốc gia, trái phiếu chính phủ, kiểm tra việc thực hiện các mục tiêu, chính sách đầu tư cơng của tỉnh, thành phố.

Bộ kế hoạch đầu tư: là cơ quan có trách nhiệm và thẩm quyền trong việc giúp chính phủ thực hiện chức năng quản lý hoat đông đầu tư công. Cụ thể Bộ kế hoạch đầu tư có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:

(i)Chịu trách nhiệm trước chính phủ thực hiên thống nhất quản lý nhà nước về đầu tư cơng;

(ii)Ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền các văn bản pháp luật liên quan đến đầu tư công, cùng với đó là các ngun tắc, tiêu chí, đinh mức phân bố và sử dung vốn đầu tư cơng;

(iii)Chủ trì, phối hợp với Bộ tài chính xác đinh tổng vốn đầu tư ngân sách nhà nước, công trái quốc gia và trái phiếu chính phủ, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm;

(iv)Tổng hợp trình chính phủ kế hoạch đầu tư cơng trung hạn và hàng năm của quốc gia;

(v)Điều chỉnh hoăc trình cấp có thẩm quyền điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm;

(vi)Chịu trách nhiệm trước chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về ODA và vốn vay ưu đãi của các đối tác nhà nước; làm đầu mối điều phối, quản lý và sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi của các đối tác nhà nước;

(vii)Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm đinh nguồn vốn và khả năng cân đối vốn các dự án có sử dụng vốn ngân sách nhà nước, trái phiếu chính phủ và các nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật;

(viii)Chịu trách nhiệm trước chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về các chương trình mục tiêu quốc gia;

(ix)Tổ chức thực hiện, theo dõi, kiểm tra, thanh tra kế hoạch, chương trình, dự án và các nhiệm vu quản lý nhà nước khác về đầu tư công.

UBND cấp tỉnh: Với tư cách là cơ quan hành chính nhà nước ở tỉnh, thành phố, đồng thời là cơ quan thẩm quyền chung, UBND cấp tỉnh được xác đinh là một trong các chủ thể quản lý nhà nước về đầu tư công. Để thực hiện chức năng của mình, luật đầu tư công 2014 quy đinh UBND cấp tỉnh có các nhiệm vu, quyền hạn sau:

(i)Thực hiên quản lý nhà nước về đầu tư công trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

(ii)Trình HĐND cấp tỉnh ;quyết định chủ trương đầu tư chương trinh đầu tư bằng vốn cân đối ngân sách địa phương, trái phiếu chính quyền địa phương, nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách địa phương, các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương để đầu tư; xem xét có ý kiến về chủ trương đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của thanh tra chính phủ theo quy định tại khoản 3 Điều 17 Luật đầu tư công; quyết đinh chủ trương đầu tư dự án nhóm B và dự án trọng điểm nhóm C thuộc cấp mình quản lý theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 17 Luât đầu tư cơng; xem xét, có ý kiến về kế hoạch đầu tư trung hạn và hàng năm ngân sách nhà nước, công trái quốc gia, trái phiếu chính phủ, vốn ODA và vay ưu đãi của tổ chức nước ngồi theo danh mục và mức vốn bố trí cho từng dự án; quy định kế hoạch đầu tư trung hạn và hàng năm vốn cân đối nhân sách địa phương, trái phiếu chính quyền đia phương, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước và vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách địa phương và các vốn vay khác của ngân sách địa phương để đầu tư;

(iii)quy định chủ trương đầu tư chương trình, dự án theo quyết định tại khoản 3 Điều 39 của Luật đầu tư công;

(iv)Tổ chức triển khai thực hiên và theo dõi, đánh giá kế hoạch đầu tư công thuộc nguồn vốn đầu tư cơng do cấp mình quản lý;

(v)Phối hợp với bộ, cơ quan trung ương tổ chức triển khai thực hiên, theo dõi, kiểm tra, đánh giá chương trình, dự án trên địa bàn và giúp UBND tỉnh các hoạt động liên quan đến đầu tư công.

Sở kế hoạch đầu tư: là cơ quan chuyên mơn có trách nhiệm chính trong việc tham mưu, giúp việc cho UBND cấp tỉnh trong quản lý nhà nước về đầu tư công.

UBND cấp huyện, cấp xã: Với tư cách là cơ quan hành chính nhà nước thẩm quyền chung, UBND cấp huyện, cấp xã được xác định là cơ quan hành chính nhà nước về đầu tư công. Cụ thể, trong lĩnh vực đầu tư công, UBND cấp huyện, cấp xã có những nhiệm vụ, quyền hạn sau:

(i)Tổ chức lập kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm thuộc cấp mình quản lý;

(ii)Tổ chức thẩm đinh chương trình, dự án thuộc cấp mình quản lý;

(iii)Trình HĐND cùng cấp: quyết định chủ trương đầu tư chương trình đầu tư bằng tồn bộ vốn ngân sách địa phương theo phân cấp nguồn vốn và vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách địa phương cấp huyện, cấp xã theo thẩm quyền; tham gia ý kiến về chủ trương đầu tư dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của thanh tra chính phủ theo quy định tại khoản 3 Điều 17 Luật đầu tư công và của HĐND cấp trên; quy định chủ trương đầu tư dự án nhóm B và dự án trọng điểm nhóm C thuộc cấp mình quản lý theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 17 Luật đầu tư công; quyết định kế hoạch đầu tư trung hạn và hàng năm vốn cân đối ngân sách địa phương và vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách địa phương và vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách địa phương cấp huyện, cấp xã;

(iv)quyết định chủ trương đầu tư dự án theo quy định tại khoản 6 Điều 17 Luật đầu tư công;

(v)Tổ chức thực hiên, theo dõi, đánh giá, kiểm tra, chương trình, dự án và các nhiệm vụ quản lý nhà nước khác về đầu tư công theo phân cấp quản lý;

(vi)Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan để triển khai thực hiện, theo dõi, kiểm tra, đánh giá chương trình, dự án trên đia bàn. Đối với UBND cấp huyện, Phịng tài chính kế hoạch theo quy đinh được xác định là cơ quan chuyên mơn có trách nhiệm chính trong việc giúp UBND cấp huyện quản lý nhà nước về đầu tư công.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đầu tư công trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w