Quản lý chặt chẽ hoạt động triển khai dự án đầu tư công

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đầu tư công trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. (Trang 83 - 85)

3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về đầu tư công trên địa bàn

3.2.4. Quản lý chặt chẽ hoạt động triển khai dự án đầu tư công

Đối với quản lý triển khai dự án đầu tư công, trước hết, tỉnh cần chấn chỉnh công tác quản lý và hoạt động đấu thầu. Việc lựa chọn nhà thầu phải thực hiện đúng quy định của Luật Đấu thầu và các văn bản hướng dẫn liên quan. Cơ quan tham mưu trình duyệt (Sở kế hoạch đầu tư) và cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch đấu thầu cần lưu ý áp dụng hình thức lựa chọn, chủ yếu là đấu thầu rộng rãi để nâng cao tính cạnh tranh trong đấu thầu. Khi phê duyệt hồ sơ mời thầu và tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu cần đưa tiêu chí khơng cho tham gia đấu thầu đối với các nhà thầu thi cơng các cơng trình của địa phương khơng đạt chất lượng hoặc có các vi phạm trong công tác đấu thầu, bị cấm tham gia đấu thầu; không đưa vào tiêu chí đánh giá hồ sơ dự thầu khơng phù hơp với yêu cầu của gói thầu.

Cùng với đó, tỉnh cần đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, tăng cường sự phối hợp triển khai giữa các đơn vị như trung tâm Phát triển quỹ đất, Sở tài ngun mơi trường, Sở tài chính để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng - nguyên nhân chủ yếu kéo dài thời gian thực hiện các dự án. Công tác dân vận tại địa phương phải giải phóng mặt bằng cũng cần được tăng cường nhằm tạo sự

đồng thuận của người dân. Thưc hiện đồng bộ giữa quy hoach, giải phóng mặt bằng với việc bố trí tái định cư và bố trí đất sản xuất cho những hộ dân có đủ điều kiện. Ngồi ra, các cơ chế, chính sách về đền bù và giải phóng mặt bằng cũng cần đươc sửa đổi, cập nhật thường xuyên theo tình hình, biến động của kinh tế xã hội nhằm đảm bảo quyền lợi của người dân. Đồng thời, có các biện pháp cứng rắn, chế tài đối với những người lợi dụng kích động, khiếu kiện đông người, cản trở cơng tác giải phóng mặt bằng, ảnh hưởng đến trật tự an ninh xã hội.

Thêm vào đó, tỉnh cần đẩy nhanh tiến độ cấp phát vốn đầu tư. Công tác cấp phát giải ngân ngân sách đầu tư có vị trí rất quan trọng trong hoạt động đầu tư. Nó khơng chỉ có ý nghĩa trong viêc giải ngân vấn đề tài chính cho các nhà thầu, trong viêc đầy nhanh tiến độ thi công, bàn giao, sớm đưa cơng trình vào khai thác sử dụng mà nó cịn tác động trực tiếp đến các quan hệ kinh tế ở tầm vĩ mô. Cơ quan kho bạc nhà nước thực hiện nghiêm túc, cơng khai quy trình cấp phát và khắc phục nghịch lý nhà nước có vốn, chủ đầu tư và nhà thầu cần vốn mà ách tắc chậm trễ. Tỉnh cần nghiêm cấm thái độ sách nhiễu, cửa quyền của cán bộ thanh toán vốn và thiết lập đường dây nóng để xử lý kịp thời vướng mắc trong q trình quản lý, thanh tốn vốn. Tỉnh cần xử phạt nghiêm minh các trường hợp đơn vị chủ đầu tư và cán bộ thanh tốn vốn có thái độ sách nhiễu cửa quyền, dìm hồ sơ thanh tốn của nhà thầu khơng có lý do chính đáng để làm gương chấn chỉnh kỷ cương trong quản lý thanh toán vốn đầu tư.

Ngoài ra, cần nâng cao hiệu quả của việc triển khai dự án và chất lượng cơng trình. Trong việc quản lý thi công, chủ đầu tư cần phối hợp tổ chức đồng bộ, tránh tình trạng đơn vị này làm xong, sau đó đơn vị khác lại đào lên trên cùng một vị trí. Cơng tác tổ chức, việc bố trí nhân sự, xây dựng bộ máy quản lý thi công, dự kiến tiến độ thực hiện phải được chuẩn bị kỹ càng và thực tế, chỉ khởi cơng cơng trình khi đã giải phóng mặt bằng hồn tất. Đối với các dự án có cả phần xây lắp và mua sắm thiết bị, các chủ đầu tư phải phối hợp nhà thầu tính tốn tiến độ đầu tư phần vốn xây lắp, để tổ chức đấu thầu thiết bị, đảm bảo khi phần xây lắp hồn thành thì có thiết bị để sử dụng đồng bộ. Các chủ đầu tư khi

phát hiện nhà thầu vi phạm Luât Đấu thầu, Luật xây dựng phải kịp thời báo cáo, kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xử lý nghiêm hành vi vi phạm theo quy định hiện hành.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đầu tư công trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w