hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất để thực hiên các dự án. Giai đoạn 2016 -2020, tại tỉnh Quảng Ninh không để xảy ra vi phạm, sai sót lớn trong hoạt động quản lý nhà nước về đầu tư công. Các sai sót, vi phạm đều được phát hiện và có những biện pháp khắc phục kịp thời trong quá trình thanh tra, kiểm toán, quyết toán. Tuy nhiên, việc xử lý vi phạm chủ yếu chỉ dừng lại ở các biện pháp như: Thu hồi số tiền sai phạm; tổ chức kiểm điểm, cảnh cáo hoặc rút kinh nghiệm đối với các đơn vị sai phạm; thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả mà ít áp dụng biện pháp xử phạt hành chính, phạt tiền theo quy định tại nghị định 121/2013/NĐ-CP và nghị định 139/2017/NĐ-CP.
Cụ thể, tại một số dự án thuộc lĩnh vực giáo dục của tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện các sai phạm liên quan đến hoat đông đấu thầu, thiết kế, nghiệm thu và thanh quyết tốn khối lượng. Tuy nhiên hình thức kiến nghị xử lý chỉ dừng lại ở mức: Tổ chức điều chỉnh thiết kế, bản vẽ hồn cơng theo thực tế xây dựng đã thực hiện và xác định lại khối lượng thực tế đã thi công của từng hạng mục, làm cơ sở cho thanh tốn, quyết tốn cơng trình; u cầu khi quyết toán với các đơn vị thi cơng phải tính tốn cắt giảm phần khối lượng sai sót; khiển trách đối với chủ đầu tư và tổ chức kiểm điểm, rút kinh nghiệm các bộ phận, cá nhân có liên quan đến những tồn tại, sai sót đã nêu.
2.3. Đánh giá quản lý nhà nước về đầu tư công trên địa bàn tỉnh QuảngNinh Ninh
2.3.1. Kết quả
Có thể thấy, với sự hồn thiện của hệ thống pháp luật về đầu tư công trong thời gian qua, hoạt động đầu tư công và công tác quản lý nhà nước về đầu tư công trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã đạt được một số kết quả nhất định, cụ thể như sau:
Thứ nhất giai đoạn 2016 –2020, là giai đoạn Quảng Ninh đã có nhiều thay đổi lớn trong hoạt đông đầu tư công, đặc biệt là công tác xây dựng cơ sở hạ tầng các công trình giao thơng, giáo dục, du lịch trên địa bàn tỉnh. Đầu tư đồng bộ về hạ tầng đã góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội tồn tỉnh, cùng với đó là cơng tác thu hút vốn đầu tư theo phương thức PPP, việc này có tình chất quan trọng, tạo động lực thúc đẩy kinh tế phát triển.
Thứ hai, khi các quy định về đầu tư công và liên quan đến hoạt động đầu tư công được ban hành, tỉnh Quảng Ninh đã chủ động tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. HĐND tỉnh đã ban hành các nghị quyết về kế hoạch phân bổ ngân sách cho các dự án đầu tư công trong dài hạn. UBND tỉnh đã ban hành các quy định hướng dẫn quy trình, thủ tục thực hiện các dự án đầu tư công trên địa bàn; quy định về chức năng, quyền hạn của các bộ phận cũng như quy định về thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong đầu tư công.
Thứ ba, về công tác lập kế hoạch, quy hoạch đầu tư công, UBND tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo, thưc hiện lập 6 quy hoạch chiến lược phát triển từ 2016 -2020, tầm nhìn 2030 và gần 50 dự án động lực. Tỉnh Quảng Ninh đã đầu tư cho công tác lập quy hoạch với việc huy động gần 240tỷ VNĐ bằng nguồn xã hội hóa cho cơng tác lập quy hoạch với sự tham gia của các đơn vị tư vấn đến từ Hoa Kì và Nhật bản: McKimsey, BCG, Mikkem Sekkei, Mippom Koie.
Thứ tư, tỉnh Quảng Ninh đã xem công tác kiện toàn tổ chức, cán bộ có yếu tố quyết định. UBND tỉnh luôn chú trọng đổi mới trong công tác cán bộ, đặc biệt là quản lý nhà nước trong quản lý đầu tư công, với việc phân chia, phân cấp phân quyền cho các cơ quan và địa phương rõ ràng hơn: Sở kế hoạch đầu tư, Sở tài chính, Sở xây dựng, khoa bạc nhà nước. Đặc biệt, bước vào thực hiện Luật đầu tư công, UBND tỉnh quảng Ninh đã thành lập Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Quảng Ninh với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
theo quy định của Luật xây dựng, luât Đầu tư, luật đầu tư công, nghị định 59/ 2015 /NĐ -CP và các văn bản pháp luật khác.
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý nhà nước về đầu tư công trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2016 – 2020 vẫn còn tồn tại một số bất cập, hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới như sau:
Thứ nhất, việc lập, trình phê duyệt chủ trương đầu tư tất cả các dự án trong kế hoạch trung hạn 5 năm tại thời điểm đầu của kế hoạch gặp nhiều khó khăn. Cùng với đó, mức vốn của dự án tại thời điểm phê duyệt chủ trương đầu tư sẽ khơng cịn phù hợp khi triển khai thực hiện ở các năm sau, đặc biệt là những năm về cuối của kế hoạch. Trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn, do các nguyên nhân khách quan, chủ quan khác nhau, kế hoạch này cần phải điều chỉnh cho phù hợp với thực tế và phải thưc hiện ngay để đáp ứng yêu cầu. Theo quy định của Luật đầu tư công 2019, tất cả các nội dung điều chỉnh đều phải được HĐND cùng cấp thơng qua, trong khi đó việc tổ chức một cuộc họp của HĐND cần phải có thời gian chuẩn bị nhất định. Chính điều này phần nào ảnh hưởng đến việc điều chỉnh, phân khai vốn trong năm kế hoạch, ảnh hưởng đến việc điều chỉnh kịp thời việc phân bổ vốn đầu tư công của địa phương trong thời gian qua.
Thứ hai, viêc thẩm định 1 số dự án còn nhiều hạn chế như liên quan đến khả năng cấp ngân sách kịp tiến độ, kết quả thực hiện và khảo sát tiền dự án còn yếu, dẫn đến phải điều chỉnh liên tuc trong quá trình thực hiện và triển khai. Cùng với đó, một số dự án kéo dài gây lãng phí về nguồn lực và tài nguyên của nhà nước. UNBD tỉnh Quảng Ninh chưa đảm bảo việc xây dựng chiến lược cho hoạt động đầu tư công, các kế hoạch đầu tư công hàng măm được xây dựng chỉ là một tập hợp thông tin xác định số lượng dự án và số lượng vốn được giao trong năm, không đảm bảo cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết. Dây có thể xem là một trong những hạn chế của UBND tỉnh Quảng Ninh.
Thứ ba, theo đánh giá chung, giá đất bồi thường được địa phương xây dựng trong giai đoạn 2016 -2020 vẫn thấp hơn nhiều so với giá thị trường. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng khiếu kiện, tham nhũng trong lĩnh vực đất đai trong thời gian vừa qua.
Thứ năm, việc xử lý vi phạm trong đầu tư công của tỉnh Quảng Ninh chủ yếu chỉ dừng lại ở các biện pháp như: Thu hồi số tiền sai phạm; tổ chức kiểm điểm, cảnh cáo hoặc rút kinh nghiệm đối với các đơn vị sai phạm; thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả mà ít áp dụng biện pháp xử phạt hành chính, phạt tiền theo quy định tại nghị định 139/2017/NĐ -CP và nghị định 50/2016/NĐ-CP của chính phủ.
Những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, bất cập nêu trên có thể kể đến là:
Thứ nhất, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ lãnh đạo và công chức tham mưu trong lĩnh vực đầu tư cơng của Quảng Ninh cịn thấp. Hành lang pháp lý của một số nội dung còn thiếu và chưa đầy đủ đồng thời thái độ và tinh thần làm việc chưa quá tận tâm, chế tài xywr phạt còn nhẹ và hạn chế nên dẫn đến sự buông lỏng nhiều nội dung trong công tác QLNN về đầy tyw công.
Thứ hai, thể chế QLNN về ĐTC ban hành chậm, các quy định nhà nước về quả lý đầu tư còn khá phức tạp, trách nhiệm chưa rõ ràng, minh bạch. Quy trình lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư qua nhiều cấp, sở ban ngành dễ dẫn tới hiện tượng dàn trải về trách nhiệm, khơng có cấp nào, ngành nào chịu trách nhiệm tồn diện và đầy đủ. Hơn nữa, trong điều kiện cơ chế quản lý vẫn cịn thiếu tính minh bạch, thơng tin không đầy đủ, việc xác định một dự án đầu tư cụ thể có hiệu quả KT-Xh là vấn đề khơng dễ dàng và có đầy đủ tính thuyết phục.
Thứ ba, có thể xuất phát từ việc các số liệu thống kê về Quảng Ninh còn sơ sài và độ tin cậy thấp khiến cho việc ra các quyết định trong lĩnh vực đầu tư công trở nên khó khăn, trong đó đáng chú ý nhất là khả năng ra quyết
định sai lầm khi thông tin đề ra quyết định chủ yếu dựa trên các số liệu thống kê về tình hình kinh tế - xã hội của thành phố. Những số liệu rất cơ bản như tốc độ tăng trưởng kinh tế, tổng sản phẩm, dân số, trình độ lao động… Ngay cả khi những số liệu này cịn khó tìm thấy hoặc khơng tìm thấy thì việc rất khó, hoặc khơng thể tìm được các số liệu liên quan đến đầu tư công trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh là dễ hiểu. Lý luận và thực tiễn đều đã chứng minh rằng, thông tin là yếu tố đầu vào quan trọng bậc nhất để người quản lý ra quyết định quản lý hợp đồng và hợp pháp. Thế nhưng, trong bối cảnh số liệu thống kê hết sức sơ sài và độ tin cậy của chúng khơng cao, thì chất lượng QLNN về đầu tư cơng thấp, tồn tại nhiều hạn chế, bất cập là điều tất yếu sẽ xảy ra.
Thứ tư, chủ dầu tư có vai trị và quyền lực khá lớn nhưng năng lực hạn chế hoặc bị nhà thầu chi phối về lợi ích có thể dẫn đến việc thông đồng để nhà thầy bỏ thầu thấp sau đó “bù” lại bằng các khối lượng phát sính, bù giá trong q trình thực hiện gây thất thoát vốn đầu tư của nhà nước đồng thời cơng trình xây nên với quy mô, công suất không giống như trong thiết kế, không hiệu quả và không phù hợp với nhu cầu.
Cuối cùng là các quy hoạch tại Quảng Ninh chưa hợp lý, chưa thể hiện được vai trị của minh do khơng khả thi vì khơng đánh giá hết phương án sử dụng đất và đồng thời việc bồi thường cho người dân xử lý còn chậm chạp, chưa có sự nghiên cứu thị trường cũng như nguyện vọng của người dân dẫn đến tiến độ còn chậm ảnh hưởng đến quy hoạch.
Đây là một vài nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những bất cập và hạn chế còn xảy ra trong QLNN về đầu tư công tại Quảng Ninh.
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ CƠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH