Nguyên tắc quản lý nhà nước về đầu tư công

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đầu tư công trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. (Trang 31 - 34)

1.2. Tổng quan về quản lý nhà nước về đầu tư công

1.2.2. Nguyên tắc quản lý nhà nước về đầu tư công

Theo cách hiểu chung nhất nguyên tắc là điều cơ bản định ra, nhất thiết phải tuân theo một loạt việc làm. Như vật có thể hiểu ngyên tắc quản lý nhà nước về đầu tư công là những điều cơ bản được pháp luật định ra và ácc chủ thể khi thực hiện các hoạt động liên quan đến quản lý nhà nước về đầu tư công phải tuân theo. Hoat động quản lý nhà nước đối với đầu tư công cần được đảm bảo một số nguyên tắc sau:

Thứ nhất, tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công. Tuân thủ quy định của pháp luật ở đây là cách nói khái quát nhằm để chỉ tất cả các hình thức thực hiện pháp luật, gồm: tuân thủ pháp luật; thi hành pháp luật; sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật. Tuy có nhiều loại vốn khác nhau trong vốn đầu tư công, nhưng tất cả các nguồn vốn này đều trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến ngân sách nhà nước, bởi dù là ODA (trừ ODA khơng hồn lại), vốn vay ưu đãi hay vốn tín dụng đầu tư thì tất cả đều phải được hoàn trả (trả nợ) bởi ngân sách nhà nước, Ngân sách nhà nước chủ yếu được tạo nên bởi sự đóng góp của người dân thông qua thuế, hoặc thông qua việc Nhà nước bán tài nguyên của quốc gia như dầu khí. Trong khi đó, đầu tư cơng là hoạt động tiêu tốn rất nhiều vốn (có thể chiếm hơn 50% tổng vốn đầu tư toàn xã hội), nhưng lại được tiến hành bởi những người không phải là chủ sở hữu của các nguồn vốn này, thay vào đó họ chỉ là người đại diện (nhà nước đại diện cho nhân dân). Điều này rất dễ dẫn đến sự lãng phí, thất thốt hoặc sử dụng khơng hiệu quả nguồn vốn đầu tư công. Hậu quả của tình trạng này rất nghiêm trọng, đó là thâm hụt ngân sách và nợ cơng gia tăng đe doạ Chính phủ vỡ nợ, đó là tình trạng lạm phát tăng cao ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của người dân, hoặc đó cũng là sự chèn ép đầu tư tư nhân gây nên sự phát triển kinh tế thiếu bền vững của quốc gia, đặc biệt là tình trạng tham nhũng trong lĩnh vực đầu tư cơng gia tăng sẽ làm xói mịn niềm tin của người dân vào Nhà nước, gây nên sự bất ổn về chính trị và an ninh quốc gia. Vì những lý do trên mà cáccur thể có liên quan phải tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.

Thứ hai, dự án đầu tư công cần phải đảm bảo quy hoạch và chiến lược phát triển chung đã được các cấp có thẩm quyền phê duyêt. Dựa trên nguồn ngân sách nhà nước, đầu tư cơng có nhiệm vụ thúc đẩy năng lực sản xuất và năng lực phục vụ nền kinh tế. Do đó, hoạt động đầu tư công cần phải phù hợp với chiến lược kinh tế xã hội của các cấp có thẩm quyền, phù hợp với kế hoạch đầu tư được phê duyệt. Cùng với đó, đầu tư cơng cịn có nhiệm vụ dẫn dắt, định hướng các nguồn vốn đầu tư nhà nước để đáp ứng đúng chiến lược phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương và quốc gia.

Thứ ba, đầu tư công phải được triển khai để đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo phù hợp với chuẩn văn hóa. Chính vì vậy, các hoạt động đầu tư công cần phải cân đối được yếu tố về quy mô nguồn vốn và tiến độ thực hiện trên nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả.

Thứ tư, công tác đầu tư công phải đảm bảo công khai, minh bạch. Công khai theo cách hiểu thông thường là khơng giữ kín, mà để cho mọi người đều có thể biết. Minh bạch là rõ ràng, rành mạch. Như vậy, công khai, minh bạch trong hoạt động đầu tư cơng có thể hiểu là cơng bố hoặc cung cấp rộng rãi các thơng tin có liên quan đến hoạt động đầu tư công cho các cá nhân, tổ chức trong xã hội được biết, tuy nhiên, những thông tin được công bố, được cung cấp phải là các thơng tin trung thực, chính xác, rõ ràng và có thể hiểu được. Việc công khai, minh bạch hoat động đầu tư công sẽ tạo ra sự công bằng, cạnh tranh trong phân bổ nguồn lực ngân sách nhà nước. Cùng với đó, việc cơng khai và minh bạch sẽ giúp hoạt động đầu tư công được chặt chẽ và hiệu quả, tránh sự lãng phí ngân sách nhà nước.

Thứ năm, cần phải có sự quản lý tập trung thông nhất giữa các cấp quan lý, trên cơ sở đó hoạt động đầu tư cơng sẽ ln được giám sát và tránh được sự lãng phí nguồn lực ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, để việc triển khai và thực hiện nhanh chóng và chủ động, cơng tác phân cấp, giao quyền cho các địa phương là cần thiết và thiết thực.

Thứ sáu, nguồn lực và ngân sách nhà nước cho hoạt động đầu tư cơng là có sự giám sát của quốc hội và là sở hữu tồn dân nên cần phải có sự phân quyền và nghĩa vụ cho các đơn vị tham gia, điều này giúp tăng trách nhiệm trong việc sử dụng và đảm bảo sự giám sát của toàn xã hội đối với hiệu quả của công tác đầu tư công.

Thứ bảy, nhà nước cần cụ thể hóa các chính sách khuyến khích các nhà đầu tư tổ chức và cá nhân trực tiếp tham gia và góp vốn vào các dự án đầu tư công của nhà nước. Từ năm 1986 cho đến nay, tình hình kinh tế- xã hội Việt Nam đã có nhiều thay đổi theo chiều hướng tích cực, người dân được tự do thực

hiện hoạt động đầu tư, kinh doanh trong những ngành nghề, lĩnh vực mà luật không cấm, kinh tế phát triển khiến cho thu nhập của người dân gia tăng, mức sống từ đó cũng gia tăng theo, số người giàu ở Việt Nam xuất hiện ngày càng nhiệu (có cả những tỷ phú USD) và được dự báo trong thập kỷ tới Việt Nam sẽ là quốc gia có số lượng người siêu giàu tăng nhanh nhất trên thế giối. Điều đó cho thấy nguồn lực trong nhân dân là rất lớn. Mặt khác, xuất phát từ nguyên tắc Nhà nước chỉ làm những gì mà người dân khơng làm được hoặc khơng muốn làm. Vì vậy, trong những lĩnh vực mà người dân có thể làm và muốn làm thì Nhà nước phải tạo điều kiện, khuyến khích người dân đầu tư vào những lĩnh vực đó nhằm huy động ngườn lực của nhân dân trong bối cành ngân sách của Nhà nước là hạn chế. Cùng với đó, các cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư cơng cũng khuyến khích và chính sách để tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tham gia thực hiện các dự án đặc biệt là các dự án liên quan đến cơ sở hạ tầng phục vu phát triển kinh tế.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đầu tư công trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w