1.2. Tổng quan về quản lý nhà nước về đầu tư công
1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về đầu tư công
Cơ chế, chính sách và pháp luật của nhà nước: Nhân tố này có tác động trực tiếp đến hiệu quả của quản lý nhà nước về đầu tư cơng. Ngồi ra, cơ chế, chính sách cịn được thể hiện ở các nghị định, thơng tư và các văn bản dưới luật khác, các chính sách đầu tư và các quy chế, quy trình. Cơ chế quản lý nhà nước về đầu tư công là một bộ phận hợp thành của cơ chế quản lý kinh tế, tài chính nói chung. Đây là hệ thống các quy định về nguyên tắc, quy phạm, quy chuẩn, giải pháp, phương tiện để làm chế tài quản lý nhằm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu đã đề ra, cơ chế đúng đắn, sát thực tế, ổn định và điều hành tốt là điều kiện tiên quyết để đạt được các mục tiêu đề ra. Cơ chế đúng đắn phải được xây dựng trên nguyên tắc cơ bản là xuất phát từ mục tiêu chiến lược đươc cụ thể hóa thành lộ trình, đảm bảo minh bạch, rõ ràng, nhất qn dễ thực hiện, cơng khai hóa và tương đối ổn định, bám sát trình tự đầu tư và xây dựng từ huy động vốn, quy hoạch, chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và kết thúc bàn giao sử dụng bảo đảm đồng bộ, liên hồn.
Tình hình kinh tế xã hội của địa phương: Tình hình kinh tế xã hội của địa phương cũng ảnh hưởng nhiều đến công tác quản lý nhà nước về đầu tư công và mang lại định hướng phát triển trong giai đoạn tiếp theo. Quản lý nhà nước nhằm đạt được các mục tiêu đề ra, đó chính là các mục tiêu về kinh tế xã hội, do đó, cơng tác quản lý nhà nước phải dựa trên các định hướng phát triển kinh tế xã hội
của địa phương. Tốc độ tăng trưởng kinh tế, sự dịch chuyển kinh tế của địa phương, tỷ lệ thất nghiệp, trình độ dân số tác động trực tiếp đến nhu cầu của tồn bộ nền kinh tế nói chung và cho từng địa phương nói riêng. Một địa phương có tình hình kinh tế xã hội ổn định và phát triển chắc chắn sẽ có nhiều dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn quản lý dự án thể hiện được tầm quy mơ, hồnh tráng, mang lại nhiều lợi ích cơng cộng cho nhân dân và ngược lại. Một địa phương có hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ sẽ mang lại nhiều thuận lợi trong quá trình thực hiện dự án. Tuy nhiên, khi tiến hành thực hiện quản lý các dự án mới cần phải chú ý theo dõi, giám sát được thực hiện đúng quy hoạch xây dựng, kiến trúc, đáp ứng yêu cầu bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong xây dựng áp dụng công nghệ tiên tiến, bảo đảm chất lượng và thời hạn xây dựng với chi phí hợp lý, thực hiện bảo hành cơng trình, bảo hành thiết bị theo đúng các thỏa thuận và quy định hiện hành.
Nguồn quản lý dự án cấp cho địa phương: Đây là nhân tố không thể thiếu, là nguồn vốn đầu tư quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Nguồn vốn này thường được sử dụng cho các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh, hỗ trợ các dự án của doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực cần sự tham gia của nhà nước, chi cho công tác lập và thưc hiện các dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng, lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đơ thị và nơng thơn. Vì vậy cần phải lên kế hoạch chuẩn bị bảo đảm đáp ứng đầy đủ vốn cho hoạt động đó. Đối với hoạt động đầu tư công, do đây chủ yếu là những hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản quy mô lớn nên vấn đề vốn lại càng phải được quan tâm chặt chẽ. Nguồn vốn đầu tư công chủ yếu là từ quản lý dự án. Do nguồn ngân sách này còn phải chi đồng thời cho nhiều khoản chi khác nhau, nhiều dự án khác nhau nên việc bảo đảm đủ vốn cho hoạt động đầu tư diễn ra đúng tiến độ và phát huy hiệu quả là vô cùng quan trọng.
Năng lực của cơ quan quản lý nhà nước: Đây là yếu tố mang tính quyết định đến kết quả đạt được của công tác quản lý đầu tư công. Để các dự án đầu tư công đạt đươc kết quả mong muốn, các cơ quan thực hiện đầu tư công và quản lý đầu tư công cần phải bảo đảm nguồn nhân lực về số lượng và chất lượng, đảm
bảo những người phụ trách chính trong dự án có trình độ, năng lực quản lý đáp ứng yêu cầu của dự án. Công tác cải cách hành chính và nâng cao năng lực bộ máy quản lý nhà nước về đầu tư trên địa bản là rất cần thiết để đáp ứng được những biến động hiện nay của nền kinh tế. Trong thực tế bộ máy quản lý nhà nước về đầu tư đã không ngừng được nâng lên, song so với yêu cầu của thực tế quản lý thì trình độ, năng lực cịn nhiều bất cập, đặc biệt là kiến thức quản lý đối với những diễn biến hội nhập kinh tế quốc tế của nền kinh tế. Như vậy, chính sự vận động thực tiễn của công tác quản lý đã nảy sinh bất cập về năng lực của bộ máy quản lý. Do đó, trình độ và nâng cao năng lực quản lý nhà nước của bộ máy cũng là yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nhà nước về đầu tư cơng.
Mơ hình tổ chức của bộ máy quản lý các cấp: Từ sự phân cấp phân quyền đã hình thành nhiều tổ chức, nhiều chủ thể trong hệ thống quản lý đã tạo ra tính độc lập tương đối giữa hoạch định, soạn thảo, ban hành và tổ chức thực hiện việc quản lý nhà nước về đầu tư công tại địa phương. Trong thực tế thì mọi phát sinh trong quá trình quản lý chưa được chủ thể tổ chức thực hiện phản hồi kịp thời với chủ thể hoạch định và ban hành cơ chế cho nên nó cũng sẽ ảnh hưởng đến cơng tác quản lý. Từ đặc điểm, tính chất của sản phẩm đầu tư khơng những bị chi phối giữa các chủ thể trong hệ thống quản lý nhà nước về đầu tư mà còn cả các chủ thể với tư cách là doanh nghiệp như các công ty tư vấn và các nhà thầu thi công cũng tham gia vận hành vào quá trình đầu tư tạo ra sản phẩm, mà về mặt lợi ích thì giữa nhà nước và doanh nghiệp rất khác nhau, khuynh hướng mục đích chung của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận, cịn nhà nước thi tối đa hóa lợi ích mang lại, vậy từ tính độc lập tương đối của các tổ chức trong bộ máy quản lý nhà nước và mục đích có phần khác nhau giữa nhà nước và doanh nghiệp thường có độ vênh trong q trình phối hơp đây cũng là nhân tố ảnh hưởng.
Hệ thống kiểm tra, giám sát: Đây là hệ thống bảo đảm việc tuân thủ theo pháp luật của các chủ thể và các bên liên quan, có tác dụng phịng ngừa, ngăn chặn và xử lý các vi phạm pháp luật. Qua các cuộc thanh tra sẽ phát hiện những sai sót, kẽ hở của cơ chế chính sách góp phần hồn thiện hệ thống cơ chế chính sách. Vì đầu tư cơng là một lĩnh vực hết sức phức tạp và nhạy cảm, có nhiều lợi
ích ràng buộc đan xen nên dễ nảy sinh tiêu cực làm phương hại đến lợi ích của nhà nước. Đây là một lĩnh vưc rất cần có vai trị của kiểm tra,giám sát mới có thể quản lý được tốt. Muốn nâng cao hiêu quả công tác kiểm tra, giám sát phải hết sức coi trọng ngun tắc khách quan chính xác, trung thực, cơng khai minh bạch và phải tuân theo pháp luật.
Ngoài ra cịn có một số những nhân tố khác như năng lực của các nhà thầu, năng lực của các đơn vị này không đáp ứng đươc các yêu cầu để ra khi thực hiện dẫn đến phải điều chỉnh, bổ sung, như công tác khảo sát ban đầu mà thiếu chính xác khơng đầy đủ các yếu tố thì sau khi đưa vào thưc hiện đều phải điều chỉnh bổ sung nhiều lần, hoặc năng lực tài chính, kinh nghiệm thi cơng của một số nhà thầu còn hạn chế sau khi trúng thầu khơng thể thi cơng hồn thành cơng trình đúng tiến độ, gây ảnh hưởng và kéo dài thời gian thực hiện của dự án. Hoặc hệ thống thông tin quản lý nhà nước về đầu tư cũng là yếu tố gây ảnh hưởng tới chất lượng quản lý nhà nước về đầu tư. Hiện nay, hệ thống thông tin phuc vụ cho công tác quản lý nhà nước về đầu tư tại địa bàn tỉnh vẫn cịn yếu, thơng tin được tâp hợp thường xuyên vào phần mềm nhưng các số liệu khơng tổng hợp, rất khó cho việc phân tích đánh giá. Việc phối hợp giữa các cơ quan trong việc báo cáo tổng thể các cơng tác của q trình quản lý nhà nước về đầu tư trong từng giai đoạn còn hạn chế.