A- Xương đòn; B Phổi; 1 Túi dưới đòn; 2 tuí ngực trước; 3 T úi ngực sau; 4 T úi lưng; 5 T úi bụng
2.2.7. Hệ sinh dục cái và quá trình hình thành trứng ở gia cầm
Quá trình sinh sản ở gia cầm mái khác nhau rất cơ bản so với ở gia súc. Sinh sản ở gia cầm thông qua việc đẻ trứng. Trứng được thụ tinh bên trong đường sinh dục cáị Phơi phát triển ngồi cơ thể mẹ và đòi hỏi những điều kiện nhất định.
Giai đoạn đầu của q trình phát triển phơi, cơ quan sinh dục ở gia cầm khơng có sự phân biệt đực cáị Sự phân hố giới tính chỉ xảy ra từ tuần thứ hai của quá trình phát triển phơị Ở gia cầm cái chỉ có buồng trứng và ống dẫn trứng bên trái phát triển (trừ bồ câu), nguyên nhân của sự mất đi của buồng trứng và ống dẫn trứng bên phải chưa được xác định và giải thích thoả đáng.
Buồng trứng bên trái phân bố một vùng trong xoang bụng (trước thận trái). Kích thước của buồng trứng thay đổi rất lớn phụ thuộc vào loài gia cầm, tuổi, thời gian đẻ... Gà một ngày tuổi có kích thước buồng trứng 1-3 mm, khối lượng 0,03g. Khi thành thục sinh dục buồng trứng có chiều dài 10-15mm, rộng 10mm, dày 3-4mm và có khối lượng là 0,3-0,5g. Lúc gà 18-20 tuần tuổi buồng trứng nặng 20g, lúc gà đẻ trứng cao nhất buồng trứng nặng 40-60g. Sự tăng khối lượng của buồng trứng được xác định là do sự phát triển của 3-4 nỗn bàọ Mỗi nỗn bào đạt đến đường kính chừng 40mm..
Buồng trứng được tạo thành từ 2 lớp: lớp vỏ và lớp trung tâm. Khi chưa thành thục (gia cầm chưa thành thục về tính) lớp vỏ của buồng trứng được phủ các tế bào hình trụ (biểu mơ hình trụ). Dưới đó là lớp tổ chức liên kết, trong đó phân bố các nỗn bàọ Dưới kính hiển vi quan sát thấy có tới 12.000 nỗn bàọ Phần trung tâm là các tổ chức liên kết có chứa thần kinh, mạch quản, cơ trơn.
Hình 2.6: Cơ quan sinh dục gia cầm mái
1. Cuống buồng trứng; 2. Tế bào trứng nhỏ; 3. T ế bào trứng chín ; 4. Lịng loa kèn; 5. Cổ loa kèn; 6. Phần phân tiết lòng trắng; 7. Phần eo có chứa trứng; 8. T ử cung; 5. Cổ loa kèn; 6. Phần phân tiết lòng trắng; 7. Phần eo có chứa trứng; 8. T ử cung; 9. Âm đạo; 10. Phần còn lại của ống dẫn trứng bên trái; 11. Lỗ huyệt.
1 3 3 2 4 5 6 7 8 9 10 11
Khi gia cầm thành thục về tính, buồng trứng bao gồm nhiều tế bào trứng. Số tế bào trứng có trong buồng trứng gà mái (theo Jull,1967) là 3.600, tuy vậy gà mái đẻ trứng tốt nhất cho đến nay là 1.500 quả.
N hư vậy còn một khoảng cách lớn giữa tiềm năng năng suất trứng và năng suất thực tế. Điều đó cho phép đi sâu tìm hiểu các biện pháp để nâng cao sức sản xuất trứng ở gà. Tại buồng trứng mỗi tế bào trứng được bọc trong một túi nhỏ đính vào cuống buồng trứng. Trên bề mặt nỗn bào có nhiều mạch máu để nuôi tế bào trứng. Thời gian từ khi hình thành trứng cho đến khi trứng chín và rụng khoảng 7-10 ngàỵ
Ống dẫn trứng ở gia cầm được chia thành 5 phần với độ dài ngắn khác nhau và có chức năng khơng giống nhau (hình 2.6).
+ Loa k èn: Loa kèn là phần đầu của ống dẫn trứng với chức năng hứng trứng. Trứng được thụ tinh ở phần loa kèn. N iêm mạc ở phần loa kèn tiết ra chất tiết có tác dụng ni dưỡng tinh trùng. Tinh trùng có thể sống tại phần loa kèn được 1-30 ngàỵ N hưng hoạt lực thụ tinh tốt nhất từ 1-7 ngàỵ Trứng rơi vào phần loa kèn và lưu lại tại đây 5-25 phút. Sau đó nhờ nhu động của ống dẫn trứng mà trứng được di chuyển tiếp tục xuống các phần sau của ống dẫn trứng.
+ Phần phân tiết lòng trắng trứng: Là phần tiếp theo ngay loa kèn
của ống dẫn trứng có chiều dài bằng 80% chiều dài toàn bộ ống dẫn trứng. Chức năng là sản sinh ra lòng trắng trứng. Chừng 40-50% lòng trắng trứng được hình thành từ đoạn này, phần lòng trắng còn lại sẽ tiếp tục được hình thành ở phần sau của ống dẫn trứng. Trứng dừng lại ở phần phân tiết lịng trắng trứng khơng q 3 giờ.
+ Phần eo của ống dẫn trứng: Tiếp theo phần phân tiết lịng trắng, phần eo có chức năng hình thành màng vỏ trứng và một phần lòng trắng trứng. Qua khỏi phần eo hình dạng của trứng được hình thành. Trứng dừng lại ở phần eo khoảng 75 phút.
+ Tử cung: Là phần phình to tiếp theo phần eo, có chiều dài bằng
10% chiều dài ống dẫn trứng. Tại tử cung phần lòng trắng tiếp tục được sinh ra và thấm qua màng vỏ trứng vào trứng. N gay khi trứng vào đến phần eo thì đầu trước của nó hình thành vỏ lụa (màng dưới vỏ
trứng), sau đó vỏ cứng được hình thành dần dần (vỏ đá vôi). Thời gian trứng lưu lại ở tử cung là 16-20 giờ. Tại tử cung màu sắc của vỏ trứng cũng được hình thành.
+ Âm đạo: Là phần tận cùng của ống dẫn trứng, có chức năng sinh
ra lớp màng mỡ bao bọc vỏ trứng. Lớp màng mỡ này giúp cho gia cầm dễ đẻ, ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuNn vào trong trứng, hạn chế sự bốc hơi nước của trứng. Lớp màng mỡ tạo nên độ bóng giúp ta phân biệt được trứng cũ và trứng mớị
N hư trên đã trình bày, trứng được tổng hợp một phần ở buồng trứng, một phần ở ống dẫn trứng. Sự hình thành trứng là một quá trình phức tạp có sự tham gia của hormonẹ Tuy lịng đỏ trứng được hình thành ở buồng trứng, nhưng hàm lượng protein của nó lại được tổng hợp ở các phần khác nhau của cơ thể mà chủ yếu ở gan và thận. Mỡ của trứng được tổng hợp nên có nguồn gốc trực tiếp từ lipit của khN u phần và một phần lớn hơn lại từ giải phóng mỡ ở các kho dự trữ mỡ trong cơ thể. Protein và mỡ được chuyển qua máu đến buồng trứng tham gia hình thành trứng.
Mất vài ngày để lịng đỏ hình thành ở buồng trứng, phần cịn lại được hình thành trong ống dẫn trứng. Lịng đỏ trứng (tế bào sinh dục cái) được phóng thích từ buồng trứng và tiếp tục hoàn thiện trong ống dẫn trứng. Sự thụ tinh của trứng phụ thuộc vào sự hợp nhất của tinh trùng và đĩa phôi hoặc nhân của trứng. Quá trình này diễn ra trong phần đầu của ống dẫn trứng trước khi các phần khác của trứng được bổ sung. Sự thụ tinh diễn ra là kết quả của sự gặp gỡ giữa trứng và tinh trùng, cịn sự hình thành trứng khơng phụ thuộc trứng có được thụ tinh hay không. Trứng mất 5 phút ở phần loa kèn, 3 giờ ở phần phân tiết lòng trắng, 1 giờ 15 phút ở phần eo để hình thành màng vỏ trứng. N ếu phần eo thắt khơng bình thường thì có thể dẫn đến thay đổi hình dạng trứng. Sự hình thành albumin ở tử cung hoặc tuyến vỏ mất 12-20 giờ. Vỏ được hình thành chậm ở nửa đầu của giai đoạn trứng trong tử cung và nhanh chóng hơn ở nửa cịn lạị Chất hố học sử dụng để hình thành vỏ trứng chủ yếu là canxi và photpho có nguồn gốc một phần từ khN u phần và một phần giải phóng ra từ xương. Kho dự trữ chất
khoáng này trong xương bắt đầu được giải phóng ra trước khi gia cầm vào đẻ trứng 2 tuần. Các chất hình thành vỏ trứng được chuyển vào máu đến tử cung, khơng có phần nào của vỏ được hình thành ở âm đạo và thời gian trứng lưu lại đó là khơng đáng kể (bảng 2.2).
Bảng 2.2: Thời gian trứng lưu lại trong các phần của ống dẫn trứng ở gà
Các phần của ống dẫn trứng Thời gian lưu lại
Giờ % trong tổng thời gian
Phần loa kèn 0,33 1,4 Phần phân tiết lòng trắng 3,00 12,8 Phần eo 1,17 5,0 Tử cung 19 80,8 Âm đạo rất ngắn 100,0 Cộng 23.5
Bảng 2.3: Chiều dài các phần của ống dẫn trứng ở vịt và gà
(theo David Farrell và Paul Stapleton, 1986)
Các phần ống dẫn trứng Vịt nhà Vịt Khaki-Campbell Gà nhà Loa kèn 4,8cm 11% 6,9cm 15% 9,0cm 12,0% Phân tiết lòng trắng 24,4cm 52% 24,3cm 54% 32,0cm 42% Eo 10,6cm 22% 7,9cm 18% 14.0cm 18,4% Tử cung 7,3cm 15% 5,9cm 13% 21cm 27,6 Tổng cộng 47,2cm 100% 45cm 100% 76cm 100%
Bảng 2.4: Thời gian hình thành trứng ở vịt và gà (giờ)
(theo David Farrell và Paul Stapleton, 1986)
Các phần ống dẫn trứng Vịt nhà Vịt Khaki-Campbell Gà nhà
Loa kèn 0,16 + 0,25 0,16 + 0,08 0,40 + 0,18
Phần trước khi vào tử cung 4,50 + 0,60 5,41 + 1,10 5,66 + 0,42
Phần sau tử cung 24,41 24,00 25,42
Thời gian trứng di chuyển từ loa kèn đến khi ra ngoài khoảng 24 giờ. Được sự điều chỉnh, kiểm tra của hormon, một tế bào trứng khơng được phóng thích khỏi buồng trứng trước khi quả trứng trước được đẻ ra nửa giờ. N hư vậy, một giai đoạn khoảng 24,5 giờ là chu kỳ bình thường của 2 quả trứng được sinh ra từ cùng một gia cầm máị Ở gà, quả trứng thứ 2 được đẻ ra chậm hơn một chút trong ngày hôm sau so với quả trứng đầu và sau một khoảng thời gian đẻ (chu kỳ đẻ) có 1 hoặc hơn 1 ngày gia cầm mái nghỉ đẻ. Các hoạt động của hormon khá đồng bộ để các quả trứng bình thường được hình thành và chỉ có một quả trứng trong ống dẫn trứng trong cùng một thời gian. Gà đẻ trứng trong khoảng thời gian từ 8 giờ sáng đến 5 giờ chiều, trong khi đó nhịp độ ngày đêm là 12 giờ (ở vùng nhiệt đới). Gà nhà đẻ trứng theo chu kỳ từ 1-5 quả, giữa khoảng đó có nghỉ đẻ. Chu kỳ dài hơn, thời gian nghỉ ngắn hơn gia cầm sẽ cho trứng nhiều hơn. Màu sắc vỏ trứng, chất lượng ngoài của trứng thay đổi không đáng kể ở những gà đẻ trứng liên tục.
Đôi khi ống dẫn trứng bị kích thích bởi các tác nhân bên ngoài tác động đến việc tổng hợp lịng trắng trứng. Điều đó cũng ảnh hưởng đến việc hình thành lịng đỏ trứng, kích thích buồng trứng phóng thích ra một vài tế bào trứng cùng một lúc. Đó chính là nguyên nhân để gia cầm mái đẻ ra một quả trứng có 2 lịng đỏ, 2 quả trứng trong 1 ngày ở một số trường hợp hoặc các quả trứng khơng bình thường khác.