Sự di truyền liên kết với giới tính và ứng dụng trong phân biệt giới tính ở gà

Một phần của tài liệu Giáo trình Chăn nuôi gia cầm: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Đức Hưng (Trang 52 - 55)

1: Mào lá; 2: Mào hoa hồng; 3: Mào hồ đào (óc chó) 4: Mào hạt đậu

2.1.4. Sự di truyền liên kết với giới tính và ứng dụng trong phân biệt giới tính ở gà

Cơ chế di truyền ở người và động vật cho phép nhận được ở thế hệ sau 50% cá thể đực và 50% cá thể cáị Tuy vậy, trong sản xuất không phải lúc nào cũng cần một tỷ lệ đực cái như nhau nên việc phân biệt và tách đực cái sớm sẽ có ý nghĩa rất lớn trong chăn nuôị Ở gia cầm, giao tử đực là đồng hợp ZZ nhiễm sắc thể, cá thể cái là dị hợp ZW. N hiễm sắc thể Z ngoài quy định giới tính cịn mang theo 13 yếu tố di

PARENTS

Phenoty pe

Gametes (germ cells) Genoty pe F1 GENERATION Phenoty pe Genoty pe Gametes F2 GENERATION Genoty pes Phenoty pes Rose Comb

Rose Comb Single Comb

RR rr

Rr Rr

truyền khác (Hutt, 1949). N h iễm sắc thể sinh dục W quy định chỉ sự di truyền giới tính. Một số tính trạng hình thái được xác định bởi giới tính, điều này cho phép ngay khi gia cầm con nở ra có thể phân biệt được dựa vào những sai khác về ngoại hình như màu lơng, độ dài lông... Các đặc điểm này gắn liền với giới tính và dạng dị hợp của cá thể cái được sử dụng trong chăn nuôi gia cầm để tạo gia cầm lai phân biệt được giới tính ngay khi mới nở ra khỏi trứng (autoxexing). N gày nay, dạng gà autoxexing nhận được theo 2 tính trạng là màu sắc lơng và tốc độ mọc lông. Để hiểu cơ sở di truyền của việc tạo gà lai phân biệt trống mái khi mới nở, ta xét các trường hợp sau (hình 3.4).

Sơ đồ về trường hợp 1:

Sơ đồ về trường hợp 2:

Trường hợp 1: Cho lai giữa gà trống có bộ lơng vằn, trội do gen

BB quy định với gà mái có màu lơng đồng nhất do gen lặn tương ứng b- quy định. Đời con sinh ra cả trống và mái đều có bộ lơng vằn nên khơng thể tách riêng trống mái qua màu lông.

Trường hợp 2: Cho lai ngược lại, gà trống có bộ lơng đồng nhất do

gen lặn bb quy định với gà mái có bộ lơng vằn, trội do gen B- quy định. Đời con sinh ra có sự sai khác về màu sắc lơng: gà trống có bộ lơng vằn, cịn gà mái có bộ lơng đơng nhất. Đây là cơ sở để tách trống mái lúc mới nở.

Để nhận được gà lai theo dạng này có thể sử dụng các khả năng sau đây:

* Lai giữa gà mái mang alen t rội của gen SL quy định màu trắng bạc của lông với gà trống mà giao tử của nó mang alen lặn tương ứng s-, quy định màu vàng sáng của lông. Gà con nhận được có màu lơng trắng bạc sẽ là gà trống, còn gà con có màu lơng vàng sáng sẽ là gà máị

Trong thực tế, gà trống được dùng là Rốt đỏ (Red Rhode), gà mái là Rốt trắng. Các dạng gà lai cao sản nổi tiếng thế giới như Uorel SSL, Decalb, Drilink, Benkoc B-380, Hisex brown... là những sản phN m theo hướng nàỵ

* Lai giữa gà mái mang alen trội của gen B quy định màu của các vằn trên lông và alen trội của gen E quy định màu đen của lông với gà trống mang các alen lặn tương ứng của nó b, ẹ Gà con nhận được có lơng đen tồn thân là gà mái, gà con lơng đen, trên đầu có đốm trắng là gà trống. Trên thực tế ta dùng gà trống là giống Rốt đỏ hay N iuhamsai (Qewhampshire) với gà mái giống Plymouth vằn.

Các giống gà mới đưa vào nước ta gần đây như: Moravia, Go ldlinẹ.. được tạo ra theo hướng này cho phép phân biệt được trống mái ngay khi mới nở nên đang được nhiều người ưa chuộng.

* Thông qua tốc độ mọc lông. Từ lâu ta đã biết rằng các giống gà thuộc hướng đẻ trứng mọc lông nhanh hơn các giống gà thuộc hướng kiêm dụng và hướng thịt. Ví dụ gà con giống Leghorn mọc lơng đầy đủ ở lứa tuổi còn non và khác với gà con từ các giống Sussex, Rhode, các giống nặng cân khác. Tính trạng mọc lơng nhanh hay chậm gắn liền với giới tính. Khi lai gà mái mang alen trội của gen K, quy định

mọc lông chậm với gà trống mang alen lặn của gen k, quy định mọc lông nhanh. Gà con nhận được nếu mọc lông chậm là gà trống, mọc lông nhanh là gà máị Gà mái ngay sau khi nở ra đã có đủ các lơng cánh chính. N gười đầu tiên lai tạo gà lai dựa trên tốc độ mọc lơng liên kết với giới tính là Serebrov (1922), khi ông dùng gà mái giống Orlop N ga với gà giống Plymouth vằn.

Một phần của tài liệu Giáo trình Chăn nuôi gia cầm: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Đức Hưng (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)