1: Mào lá; 2: Mào hoa hồng; 3: Mào hồ đào (óc chó) 4: Mào hạt đậu
3.3.1. Chọn lọc giống gia cầm
3.3.1.1. Chọn lọc giống theo cá thể
Theo phương pháp này việc chọn lọc được thông qua kiểu hình của các cá thể trong tồn đàn theo các giá trị của giống. Phương pháp này thu được hiệu quả cao khi sự di truyền trội hoặc lặn được qui định bởi các cặp gen. Ví dụ ở gà Plymouth trắng lặn qui định bởi alen-c, mào đơn bởi alen-r, các cá thể mang các tính trạng này là đồng hợp theo màu lơng và hình dạng mào nên chọn lọc rất đơn giản. Phương pháp chọn theo cá thể là rất hiệu quả với các tính trạng có HSDT caọ
3.3.1.2. Chọn lọc theo gia đình, dịng họ
Phương pháp chọn lọc này được thực hiện thông qua giá trị giống trung bình của gia đình, dịng họ. Giá trị giống trung bình được tính cho cả các cá thể trong gia đình được chọn lọc. Phương pháp này có hiệu quả cao khi các tính trạng chọn lọc có HSDT thấp.
3.3.1.3. Chọn lọc hỗn hợp (cá thể, dịng họ, gia đình)
Trong phương pháp này cho phép chọn các cá thể tốt nhất trong các gia đình tốt nhất, là phương pháp có nhiều triển vọng và được ứng dụng rộng rãi trong chăn ni gia cầm.
Phụ thuộc vào chương trình cơng tác giống khác nhau, việc chọn lọc được thực hiện trên 1 tính trạng hay nhiều tính trạng mà sử dụng các hình thức chọn lọc sau:
- Chọn lọc liên tục theo một tính trạng: Được sử dụng chỉ trong các trường hợp đặc biệt. Chọn lọc chỉ theo giá trị giống của một tính trạng và kéo dài liên tục qua nhiều thế hệ cho đến khi đạt mục đích giống đặt ra thì dừng lạị Sau đó chuyển sang chọn lọc theo tính trạng khác. Phương pháp này được tiến bộ di truyền tương đối nhanh
nhưng chỉ ở một tính trạng. Ở gia cầm các tính trạng ln có liên quan với nhau nên việc chọn lọc theo phương pháp này gặp trở ngại, vì vậy thường chỉ ứng dụng trong công tác giống với các dòng chuyên dụng.
- Chọn lọc độc lập: Theo phương pháp này việc chọn lọc đồng
thời ở một số tính trạng cho đến khi các tính trạng đó đạt giới hạn của giá trị giống xác định. Tức là đánh giá các cá thể thoả mãn đòi hỏi thấp nhất được xác định cho mỗi tính trạng, nếu khơng thoả mãn một tính trạng thì phải loại thảị Ch ỉ chọn các cá thể theo tất cả các tính trạng trên giới hạn qui định. Ví dụ đưa ra giá trị giống về sức đẻ trứng 220, trọng lượng trứng 55g thì tất cả các cá thể có SLT từ 220 và TLT từ 55g trở lên mới được chọn. N hược điểm của phương pháp này là phải loại thải đi các cá thể có giá trị cao chỉ ở một TT mong muốn, các gia cầm có đặc tính q ở một hướng sản xuất nào đó. Địi hỏi phải có số lượng lớn để chọn lọc. Phương pháp này ứng dụng nhiều trong chăn nuôi gia cầm.
- Chọn lọc theo chỉ số giống: Chỉ số giống được qui định cho tất cả cá thể và cho tất cả tính trạng giống. Chỉ số giống chung nhất được thể hiện với mơ hình tốn học tổng quát là:
I = V1P1+V2P2+........+VnPn
Trong đó P1,P2...Pn là giá trị chuyển đổi của các tính trạng giống; V1,V2..Vn là hệ số xác định của giá trị giống; n là số lượng tính trạng giống. Chỉ số giống sau đây hay dùng trong chăn nuôi gia cầm:
I = 0,236 (P1- P1) + 0,132 (P2 - P2) + 14,56 (P3 - P3) Trong đó P1, P2, P3 là sản lượng trứng (quả); khối lượng trung bình Trong đó P1, P2, P3 là sản lượng trứng (quả); khối lượng trung bình của trứng (g) và khối lượng của gia cầm sau năm đẻ trứng đầu tiên (kg); P1, P2, P3 là giá trị trung bình của các tính trạng tương ứng trong quần thể.