Gà Đông Tảo

Một phần của tài liệu Giáo trình Chăn nuôi gia cầm: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Đức Hưng (Trang 79 - 81)

II Các giống ngan

4)Gà Đông Tảo

Gà Đơng Tảo là giống gà địa phương có nguồn gốc từ thơn Đơng Tảo, xã Cấp Tiến, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Hiện nay giống gà này được phát triển nhiều ở một số địa phương trong tỉnh Hưng n, ngồi ra cịn được ni ở Tỉnh Hải Dương, Hà N ội, Thái Bình, Hà N am...

Gà Đơng Tảo có tầm vóc thơ: Đầu to, mào nụ, mắt sâu, chân to xù xì có nhiều hàng vNy, xương to, nhiều thịt nhưng thịt không mịn, da

đỏ ở bụng và cổ (gà trống); da màu trắng đục (gà mái). Lông của con trống có màu mận chín (màu mã lĩnh) chiếm đa số, con mái có hai màu lơng điển hình: lơng xám xen kẻ đốm đen, nâu (dân địa phương gọi là màu lá chuối khô), chiếm đa số và lơng màu nõn chuối chiếm số ít. N ói chung, màu lơng gà Đơng Tảo cũng ít bị pha tạp như gà Mía và tốc độ mọc lông chậm. Khối lượng cơ thể lúc mới sinh là 33g (Theo

Sử An Qinh và đồng nghiệp- 2003). Gà thịt lúc 4 tháng tuổi có khối

lượng trung bình con trống đạt 2,5 kg, con mái đạt 2 kg. Gà đẻ lúc 4 tháng tuổi con trống trung bình đạt 4,8 kg, con mái 3,5 kg (Theo tài

liệu quỹ gen vật nuôi -2001). Lúc trưởng thành gà mái nặng 2,5 - 3 kg,

gà trống nặng 3,5 - 4 kg (Theo Hội Chăn nuôi Việt Qam - 2002).

Hình 3.11: Gà Đơng Tảo

Sản lượng trứng trong 10 tháng đẻ 68 quả mái, tỷ lệ có phơi 90%, tỷ lệ trứng ấp nở 68% (Theo tài liệu quỹ gen vật nuôi - 2001), khối lượng trứng 55 - 57 g, tỷ lệ t rứng có phơi 88%, tỷ lệ ấp nở 70%, tỷ lệ nuôi sống đến 8 tuần tuổi 85% (Theo Sử An Qinh và

đồng nghiệp - 2003).

Gà Đơng Tảo có ưu điểm: Tầm vóc lớn, khối lượng trứng tọ N hưng có nhược điểm xương to, đẻ ít, khả năng tăng đàn chậm, gà con mọc lông chậm. Hiện nay, gà Đông Tảo được nuôi theo 2 hướng: Hướng thịt và gà trống thường được dùng để lai với gà Ri, Gà Lương Phượng, gà Kabir tạo con lai lấy thịt có tốc độ sinh trưởng nhanh và chất lượng thịt thơm. Đây là vốn gen quí dùng để lai với các giống gà khác sẽ cho gà broiler có năng suất caọ

5) Gà Mán

Gà Mán là vật nuôi truyền đời của đồng bào Dao, H’Mông, N ùng ở các huyện khác nhau của tỉnh Cao Bằng và một số tỉnh phía Bắc.

Về đặc điểm ngoại hình nổi bật của gà Mán là có chân màu vàng, trên da có những chấm xanh, màu hoa mơ. Lông màu hoa mơ hoặc nâu thẫm. Con trống trưởng thành màu đơn rất phát triển, thân dài, ngực rộng và sâu, lơng đi cong dàị Gà Mán có nhiều màu sắc: xám, vàng, nâu đất. Đặc biệt, hầu hết các con mái trưởng thành (80%) các “bộ râu“ rất phát triển đó là một chùm lơng vũ mọc dưới cằm của gà. Chùm lông này phát triển trở thành một đặc điểm ngoại hình đặc trưng của gà Mán để phân biệt với các giống gà khác.

Gà Mán có tầm vóc tương đối lớn so với các giống gà nội khác. Khối lượng cơ thể lúc sơ sinh 34g, khi 24 tháng tuổi gà trống có thể đạt 4,5 - 5kg, gà mái 3 - 3,5kg (Theo Bùi Hữu Đoàn - 2003).

Gà Mán thành thục sinh dục muộn, 200 ngày mới bắt đầu đẻ quả trứng đầu tiên. Sản lượng trứng 48 - 50 quả/mái/năm. Khối lượng trứng 50,34g/quả, trứng có phơi đạt tỷ lệ 95,35%, tỷ lệ nở chiếm 85,66% (Theo Bùi Hữu Đồn - 2003). Gà Mán có bản năng ấp rất cao và khéo, nuôi con khéo và kéo dài, tầm vóc lớn, nhưng đẻ ít, khả năng tăng đàn chậm. Vì vậy mà gà Mán được ni để lấy thịt.

Một phần của tài liệu Giáo trình Chăn nuôi gia cầm: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Đức Hưng (Trang 79 - 81)