0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Sự di truyền các tính trạng số lượng

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH CHĂN NUÔI GIA CẦM: PHẦN 1 - PGS.TS. NGUYỄN ĐỨC HƯNG (Trang 55 -58 )

1: Mào lá; 2: Mào hoa hồng; 3: Mào hồ đào (óc chó) 4: Mào hạt đậu

3.1.4. Sự di truyền các tính trạng số lượng

Các tính trạng số lượng ở gia cầm gắn liền với sức sản xuất, sinh trưởng phát dục, khả năng sinh sản... Trong suốt một thời gian dài các nhà di truyền cho rằng sự di truyền các tính trạng số lượng khơng tn theo quy luật Menđen và sự di truyền các tính trạng số lượng từ bố mẹ cho các thế hệ sau không thông qua nhiễm sắc thể mà chỉ thông qua tế bào chất (Citoplasma). N ăm 1909 nhà di truyền học Thuỵ Điển chứng minh rằng về thực chất sự di truyền các tính trạng số lượng khơng vượt ra ngồi quy luật Menđen. N gày nay sự di truyền các tính trạng số lượng được hiểu như là một polygen. Một tính trạng số lượng (TTSL) được quy định bởi không chỉ một gen mà từ sự cộng gộp của nhiều gen, đôi khi từ 100-200 đôi gen. Cho đến nay số lượng chính xác các gen quy định TTSL vẫn chưa được xác định.

Trong chăn nuôi gia cầm, tất cả các TTSL đều có ý nghĩa kinh tế lớn như sản lượng trứng, trọng lượng trứng, thể trọng... vì vậy rất được quan tâm chú ý khi chọn lọc. Các quy luật di truyền TTSL là đối tượng nghiên cứu của di truyền học quần thể (DTQT). DTQT quan tâm đến sự tác động đồng thời của nhiều cá thể theo các chỉ tiêu trung bình. N ói cách khác là các cá thể riêng biệt trong một quần thể nhận được các đặc trưng tương ứng thông qua sự so sánh nó với giá trị trung bình của quần thể về các tính trạng xác định.

Để hoàn thiện các giống gia cầm, điều quan trọng hơn cả là nhận biết các đại lượng di truyền cơ bản của các tính trạng kinh tế, cũng như mức độ di truyền (DT), sự tương quan giữa chúng và sự lặp lại của các tính trạng...

Hệ số di truyền h2 (HSDT) thường được sử dụng nhiều trong công tác giống. Thông qua HSDT sẽ hạn chế được ảnh hưởng của môi trường ngồi và tìm thấy được giá trị di truyền thuần tuý của tính trạng nghiên cứụ Theo Lasley, HSDT là một bộ phận của sự biến dị kiểu

hình nói chung, nó phụ thuộc vào sự khác nhau của gen và các cá thể khác nhau trong quần thể. Từ giá trị của HSDT rút ra được những kết luận về sự đa dạng DT trong khn khổ một nhóm hay một đàn gia súc, gia cầm. HSDT là khác nhau không chỉ trong các quần thể mà ngay cả trong một quần thể trong q trình hồn thiện nó. Do đó sẽ mắc sai lầm nếu như ứng dụng một cách máy móc các giá trị của HSDT từ đàn này cho đàn khác và cần phải tính HSDT trong điều kiện cụ thể của tiến trình cơng tác giống.

Theo Boyer (1964), HSDT của các tính trạng riêng biệt là một đại lượng tương đối ổn định, nó phụ thuộc vào các tính trạng số lượng khác nhaụ Ở gia cầm, HSDT các tính trạng được chia ra theo nhóm sau:

- Các tính trạng (TT) có giá trị của HSDT cao (h2 =0,6) gồm có khối lượng trứng và màu sắc vỏ trứng.

- Các TT có HSDT trung bình (h2 =0,35) gồm có khối lượng cơ thể, vòng ngực, dài lườn... tức là các TT liên quan đến sản xuất thịt nói chung.

- Các TT có HSDT thấp (h2 =0,25) gồm có tuổi đẻ trứng, sản lượng trứng, cường độ đẻ... tức là các TT liên quan đến sức sản xuất trứng.

- Các TT có HSDT rất thấp (h2 =0,1) gồm tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ ấp nở, sức sống... HSDT nói lên rằng sự di truyền có ảnh hưởng rất hạn chế đến các TT nàỵ

Các nghiên cứu đã xác định HSDT của các đối tượng gia cầm chủ yếu thể hiện trong các bảng 3.2, 3.3, 3.4, 3.5.

Bảng 3.2: Giá trị HSDT của dòng gà 6E, giống Le ghorn

(T heo Vanchep, Donchep và cộng sự, 1990)

Tính trạng Theo Vanchep và cs. Theo các tác giả khác

Khối lượng cơ thể lúc: -

Mới nở 0,63

56 Ngày 0,31 -

154 Ngày 0,40 -

365 Ngày 0,55 0,63

Tuổi đẻ trứng đầu (ngày ) 0,44 -

Sản lượng trứng 0,22 0,26

Bảng 3.3: Giá trị HSDT ở ngỗng Tính trạng Tính trạng

Thể trọng lúc 1,5-2,5 tháng tuổi 0,38 Sản lượng trứng 0,16 Khối lượng gan 0,45 Khối lượng trứng 0,38 Tỷ lệ thụ tinh 0,09 Tỷ lệ ấp nở 0,04 Bảng 3.4: Giá trị HSDT ở gà tây, vịt Tính trạng Tính trạng Gà Tây Vịt Thể trọng lúc 2 tháng 0,38 Thể trọng lúc 1 ngày 0,65 Thể trọng lúc 6 tháng 0,39 Thể trọng lúc 2 tháng 0,42 Dài xương ngực 0,28 Thể trọng lúc 18 tháng 0,33 Rộng ngực 0,32 Thể trọng khi giết thịt 0,71 Sản lượng trứng 0,28 Sản lượng trứng 0.36 Khối lượng trứng 0,31 Khối lượng trứng 0,50 Tỷ lệ thụ tinh 0,17

Tỷ lệ nở 0,14

Trên cơ sở hệ số di truyền của từng tính trạng cho phép đưa ra phương pháp cơng tác giống thích hợp, làm tăng nhanh tiến bộ di truyền và hiệu quả chọn lọc giống.

Bảng 3.5: Giá trị HSDT và cơng tác giống

Tính trạng HSDT (h2) Phương pháp giống

Sản lượng trứng 0,30 (0,15-0,45) Theo dòng họ Tuổi thành thục SD 0,25 (0,15-0,40) Theo dòng họ Cường độ đẻ trứng 0,20 - Theo dòng họ Tỷ lệ nở 0,15 - Theo dòng họ Khối lượng trứng 0,60 (0,45-0,80) Theo cá thể Màu v ỏ trứng 0,60 (0,55-0,75) Theo cá thể Hình dạng trứng 0,15 (0,1-0,2) Theo dòng họ Độ dày v ỏ trứng 0,30 - Theo dòng họ Màu lòng đỏ 0,15 - Theo dòng họ Sức sống 0,10 (0,05-0,1) Theo dòng họ Khối lượng cơ thể 0,40 (0,4-0,5) Theo cá thể Đến 12 tuần tuổi

Đến 6 tháng tuổi 0,45 (0,40-0,50) Theo cá thể Khối lượng sống cuối kỳ 0,60 (0,55-0,65) Theo cá thể


Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH CHĂN NUÔI GIA CẦM: PHẦN 1 - PGS.TS. NGUYỄN ĐỨC HƯNG (Trang 55 -58 )

×