0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

GIỐNG VÀ CÔNG TÁC GIỐNG GIA CẦM 3.1 guồn gốc và sự thuần hoá gia cầm

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH CHĂN NUÔI GIA CẦM: PHẦN 1 - PGS.TS. NGUYỄN ĐỨC HƯNG (Trang 44 -46 )

3.1. guồn gốc và sự thuần hoá gia cầm

Gia cầm bắt nguồn từ gia cầm hoang dã, nó là một trong những vật nuôi đầu tiên được con người thuần hoá. N hiều di tích khảo cổ và nguồn gốc văn hoá cổ xưa chứng minh rằng gia cầm đã được sử dụng rộng rãi với mục đích kinh tế ngay từ thời văn hoá Ấn Độ, Trung Quốc, Hy lạp cổ xưạ

Vài thế kỷ gần đây, với văn minh của loài người, con người đã thông qua chọn lọc nhân tạo, tạo nên một sự đa dạng lớn các giống gia cầm mớị Gần đây số lượng các giống gia cầm và các dạng riêng biệt của nó, đặc biệt ở gà đã tăng lên rất nhiều và đã trở thành chuyên ngành mũi nhọn về số lượng và chất lượng sản phN m của nó.

Con người, ngay cả hiện nay đang tiếp tục hồn thiện các giống đã có tạo ra các giống gia cầm mới trên cơ sở sử dụng các đặc điểm đặc thù của các nước và khu vực khác nhau trên thế giới để phối hợp vào trong con giống. Vì vậy khác với các giống trước đây, các giống gia cầm ngày nay có khả năng thích ứng nhanh hơn, phổ biến rộng rãi hơn trên thế giới ngay khi nó được tạo rạ Chính đặc trưng này đã thúc đN y ngành gia cầm phát triển với tốc độ nhanh hơn nhiều ngành sản xuất khác trong nơng nghiệp.

Sự thuần hố gia cầm tạo nên các giống gia cầm ngày nay là cả một q trình, gắn với sự phát triển của lồi người và đều xuất phát từ các dạng gia cầm hoang dã ban đầụ

3.1.1. guồn gốc gà nhà

Gà nhà (Gallus domesticus) hiện nay rất đa dạng về kiểu hình là do kế thừa tính di truyền và trong các điều kiện ngoại cảnh khác nhau của quá trình hình thành nó. Kiểu di truyền là do sự tổ hợp các gen truyền lại từ cả hai phía bố và mẹ. Sự sai khác kiểu di truyền ở gà nhà là do gà có nguồn gốc từ nhiều nhóm gà rừng khác nhaụ

Về nguồn gốc gà nhà hiện đang tồn tại 2 học thuyết là thuyết đơn nguyên và thuyết đa nguyên. Theo thuyết đơn nguyên thì gà nhà bắt nguồn từ duy nhất một nhóm gà rừng đó là Gallus gallus, cịn theo

thuyết đa ngun thì gà nhà có nguồn gốc từ nhiều nhóm gà rừng khác nhau, trong đó gà rừng Gallus gallus như ta đã biết chính là Gallus domestics trong thuyết đa nguyên.

Thuyết đơn nguyên dựa trên các kết quả nghiên cứu của Darwyn (1868), khi nghiên cứu nguồn gốc gà nhà đã khẳng định: Gà nhà có chung một nguồn gốc và xuất phát từ giống Gallus. Trong giống này có 4 dạng gà rừng khác nhau, đại diện của các giống này ngày nay còn gặp ở N am Á và một vài vùng khác trên thế giớị Phổ biến rộng rãi nhất là dạng Gallus bankiwa hay cịn có tên là Gallus gallus, hay gặp ở rừng Đông N am Á, Ấn Độ, Birma, bán đảo Mã Lai và vài nước khác. Dạng Gallus lapayette lesson gặp ở vùng rừng Seilon và cịn có tên gọi là gà rừng Seilon. Dạng thứ ba là Gallus sonerati còn gọi là gà rừng màu xám thường gặp ở vùng rừng núi Ấn độ. Một dạng khác nữa là Gallus varius shaw gặp phổ biến ở Java nên còn gọi là gà rừng

Javạ Khi nghiên cứu nguồn gốc chung của gà nhà từ các dạng này của giống Gallus, Darwyn đã xác định cấu trúc chung của cơ thể, bộ lông, đầu, khả năng nhận được con lai của gà mái nhà... và khẳng định

Gallus bankiwa là tổ tiên chung nhất. Bằng chứng nói lên điều đó là

gà nhà Gallus gallus chỉ sống tự do đồng thời với gà rừng Gallus gallus mà rất hiếm thấy với các dạng gà hoang khác. Con cháu của gà

nhà với gà rừng Gallus gallus rất đa dạng trong khi đó giữa gà nhà với các dạng gà rừng khác thì khơng thấỵ Cấu trúc chung của cơ thể, bộ lông, tiếng gáỵ.. rất giống gà nhà; mặt khác khi lai giữa các giống gà nhà với nhau nhận được con lai rất giống gà rừng Gallus gallus. N hiều tác giả khác đã nhận định rằng các dạng còn lại của giống Gallus đã tham gia để tạo nên các giống gà nhà hiện naỵ

Đặc điểm của gà rừng Gallus gallus (Gallus bank iwa) là có tầm vóc nhỏ, thể trọng 0,6-0,8kg, dễ thích nghi, đẻ 2-3 lứa/năm, mỗi lứa 10-12 trứng, màu lông gần như màu lơng của gà Ý và có hoạt tính sinh dục mạnh. Gà trống có màu lơng cà phê sẫm, có lơng đỏ ở đuôi và ở ngực, lông cổ, bụng màu đỏ sáng. Gà mái có tầm vóc nhỏ hơn gà trống, màu lông sẫm hơn và đồng nhất hơn. Gà có mào đơn, thẳng,

chân màu xám. Gà có cánh dài, hiếu động, giỏi bay nhảy, sống trong các rừng tre nứa, ăn hạt, cỏ, côn trùng. Gà con dễ ni, dễ thích nghi như gà đã được thuần hố hồn tồn.

N gày nay có nhiều ý kiến cho rằng sự suy luận trên dựa trên cơ sở các thông tin chưa đầy đủ vì vậy cần phải hiệu chỉnh lạị Trên cơ sở đó mà học thuyết đa nguyên ra đời, thuyết này cho rằng gà nhà ngày nay là bắt nguồn từ các loại gà hoang khác nhau, một trong số đó là gà

Gallus gallus. Hiện có 4 nhóm gà rừng (bảng 3-1) đang phân bố ở

nhiều nơi, được xem là thuỷ tổ của gà nhà (Gallus domestic).

Sự thuần hoá

Gà được thuần hoá bắt đầu từ Ấn Độ, sau đó lan rộng ra nhiều vùng khác nhau trên thế giớị Sự phát triển này gắn liền với hoạt động giao lưu của con ngườị

Khi nghiên cứu sự di chuyển của gà trên thế giới, nhà nghiên cứu người Anh tên là Eduara Braun đưa ra sơ đồ có tính thuyết phục về sự du cư của gà từ vùng được thuần hố ra các vùng cịn lạị Từ Ấn Độ gà chuyển lên Trung Quốc, đi lên Bắc châu Á, qua Mơng Cổ, phía Tây châu Âu, tiếp tục chuyển qua Bắc Âu đến cuối cùng là châu Mỹ.

Bảng 3.1. Tóm tắt đặc điểm của các nhóm gà rừng Tên Nơi phân bố Một số đặc điểm

1.Gallus gallus

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH CHĂN NUÔI GIA CẦM: PHẦN 1 - PGS.TS. NGUYỄN ĐỨC HƯNG (Trang 44 -46 )

×