Phương hướng giảm những tác động tiêu cực của tính thời vụ

Một phần của tài liệu Giáo trình Tổng quan du lịch: Phần 2 - ThS. Ngô Thị Diệu An, ThS. Nguyễn Thị Oanh Kiều (Trang 48 - 50)

III. Tính thời vụ trong du lịch và sự ảnh hưởng của tính thời vụ Đặc điểm thời vụ du lịch và những tác động của thời vụ du lịch

2.2. Phương hướng giảm những tác động tiêu cực của tính thời vụ

Như đã phân tích trong đặc điểm của tính thời vụ du lịch, trong kinh doanh du lịch, tính thời vụ luôn là yếu tố khách quan và tất yếu. Các tổ chức quản lý cũng như doanh nghiệp cần tìm ra biện pháp thích hợp để hạn chế những tác động tiêu cực của tính thời vụ nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh tối ưu, giúp cho hoạt động du lịch phát triển một cách bền vững.

Chúng ta biết rằng, nguyên nhân của tính thời vụ là do sự ảnh hưởng tổng hợp của các yếu tố đến cung – cầu du lịch. Do vậy, phương hướng hạn chế tính thời vụ du lịch cũng được thực hiện trên hai mặt này, tức là tác động đến cung hay tác động đến cầu.

Cụ thể bao gồm các nội dung sau:

2.2.1. Kéo dài mùa vụ du lịch của một loại hình du lịch

Mỗi một loại hình du lịch thường khai thác dựa vào nguồn tài nguyên nhất định và khai thác một số thị trường khách nhất định. Muốn kéo dài mùa vụ du lịch người ta thường kết hợp khai thác loại hình du lịch này với loại hình du lịch khác hoặc các dịch vụ bổ sung như thể thao, giải trí,... Bên cạnh đó, cần các chính giá khuyến khích, khen thưởng vào ngoài mùa như giảm giá, tặng quà, tiền thưởng,.. nhằm tác động cầu du lịch.

2.2.2. Đa dạng hóa các loại hình du lịch

Khi xác định phát triển các loại hình du lịch cho một vùng, quốc gia sẽ giúp cho việc kinh doanh du lịch diễn ra đều đặn hơn suốt cả năm, tránh được tình trạng thời vụ du lịch quá ngắn và cường độ quá lớn. Để xác định các loại hình du lịch thích hợp cần phải căn cứ các điều kiện sau:

Giá trị và khả năng tiếp nhận của các tài nguyên du lịch

Qui mô của các luồng khách du lịch đã có và các luồng khách triển vọng Sức tiếp nhận của các cơ sở vật chất kỹ thuật

Nguồn lao động trong vùng

Khả năng kết hợp các thể loại du lịch có thể phát triển được Kinh nghiệm tổ chức

2.2.3. Các hoạt động hỗ trợ bán

Bao gồm các chương trình nhằm khuyến khích tiêu dùng vào ngoài mùa chính: giảm giá sản phẩm dịch vụ, dịch vụ không mất tiền, thưởng,... hoặc thực hiện các chương trình tuyên truyền, quảng cáo theo thời gian nhằm nêu bật những điều kiện tự nhiên thuận lợi của từng trung tâm du lịch trong từng mùa của cả năm.

Khi thực hiện những phương hướng trên cần vạch ra hệ thống giải pháp đồng bộ, toàn diện không chỉ ở cấp doanh nghiệp và kể cả cấp quản lý của địa phương và quốc gia thì mới mang lại hiệu quả cao.

Câu hỏi ôn tập

Câu 1. Phân tích các yếu tố của tài nguyên du lịch thiên nhiên và tài nguyên du

lịch nhân tạo

Câu 2. Tài nguyên du lịch ảnh hưởng như thế nào đến việc hình thành các loại

hình du lịch? Cho ví dụ minh họa

Câu 3. Trình bày sự hiểu biết của bạn về điểm đến du lich. Cho ví dụ minh họa

Câu 4. Trình bày 5 yếu tố cấu thành điểm đến du lịch. Cho biết vai trò của các

yếu tố đó trong việc hình thành và phát triển điểm đến du lịch.

Câu 5. Phân tích giả thiết của Butler về chu kỳ sống của khu du lịch. Ý nghĩa của

việc nhận thức vấn đề này.

Câu 6. Cho biết sự cần thiết của việc nghiên cứu sức chứa của điểm đến du lịch

Câu 7. Sức chứa của điểm đến được xem xét trên những phương diện nào? Ý

nghĩa của việc nghiên cứu trên từng phương diện.

Câu 8. Trình bày khái niệm tính thời vụ du lịch và các mùa du lịch. Liên hệ tại

một địa phương cụ thể.

Câu 9. Phân tích đặc điểm của thời vụ du lịch, liên hệ thực tế Việt Nam.

Câu 10. Phân tích những ảnh hưởng bất lợi của tính thời vụ trong du lịch.

Bài tập thảo luận

Bài 1. Giới thiệu một cách đầy đủ về tài nguyên du lịch (thiên nhiên hoặc nhân

tạo) của một điểm đến du lịch trên lãnh thổ Việt Nam.

Bài 2. Giới thiệu các yếu tố cấu thành điểm đến du lịch tại một điểm đến cụ thể.

Bài 3. Cơ sở kinh doanh và chính quyền địa phương cần làm gì để giảm những

tác động của tính thời vụ trong du lịch?

Bài 4. Nêu và phân tích các tác động của từng nhân tố gây ra tính thời vụ của một

loại hình du lịch cụ thể/ một địa phương cụ thể (theo lựa chọn của giảng viên).

Một phần của tài liệu Giáo trình Tổng quan du lịch: Phần 2 - ThS. Ngô Thị Diệu An, ThS. Nguyễn Thị Oanh Kiều (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)