III. Tính thời vụ trong du lịch và sự ảnh hưởng của tính thời vụ Đặc điểm thời vụ du lịch và những tác động của thời vụ du lịch
CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT VÀ LAO ĐỘNG TRONG DU LỊCH
1.3. Có tính thời điểm, thời vụ
Lao động trong du lịch thường làm việc với thời gian và cường độ không ổn định, chủ yếu phụ thuộc vào thời gian tiêu dùng của khách. Người lao động phải làm
việc từ sáng sớm đến tận khuya, đặc biệt là các ngày lễ, cuối tuần thì cường độ lao động càng lớn hơn. Một số công việc phải thực hiện 24/24 giờ nên phải chia ca. Một số loại hình chỉ khai thác khách trong một khoảng thời gian nhất định cho nên lao động có thể chỉ làm vài tháng trong năm còn thời gian còn lại có thể nghỉ hoặc làm việc khác. Đặc điểm này gây khó khăn rất lớn cho đời sống, sinh hoạt, sức khỏe của người lao động, đặc biệt là những người đã lập gia đình.
Đối với công tác quản lý, tổ chức lao động cũng gặp không ít khó khăn. Người lao động có thể thường xuyên chuyển công tác và làm ảnh hưởng đến sự ổn định của nguồn lao động. Bên cạnh đó, việc tạo ra sự công bằng trong định mức lao động là rất khó khăn. Việc giải quyết những chế độ chính sách cho người lao động cũng cần những qui định riêng và tổ chức lao động hợp lý theo các thời điểm trong năm cũng hết sức khó khăn.
Trong quản lý và tổ chức lao động các doanh nghiệp cần hợp tác với nhau để tận dụng nguồn lao động vào những mùa cao điểm, khai thác thêm các nguồn lao động thời vụ nhưng đảm bảo chất lượng một cách tương đối. Các qui định về chế độ đãi ngộ và tiền lương cũng cần được xem xét kỹ để đảm bảo lợi ích công bằng cho người lao động. Các hoạt động bồi dưỡng, nâng cao trình cho nhân viên thường được tổ chức vào khoảng thời gian vắng khách.