C: khách sạn thành phố.

Một phần của tài liệu Giáo trình Tổng quan du lịch: Phần 2 - ThS. Ngô Thị Diệu An, ThS. Nguyễn Thị Oanh Kiều (Trang 131 - 136)

- M: khách sạn bên đường. - F: khách sạn nổi.

PHỤ LỤC 2

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH QUI LUẬT THỜI VỤ DU LỊCH

Sự biến động về số lượng khách du lịch tưởng như hổn độn nhưng thực ra là có tính qui luật: qui luật thời vụ. Việc xác định tính qui luật thời vụ có vai trò quan trọng trong công tác lập kế hoạch hóa du lịch, để có thể nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, cho lao động nghỉ phép vào thời gian thích hợp và ở mùa chính du lịch có thể đưa toàn bộ cơ sở vật chất, lực lượng lao động và phục vụ đạt hiệu quả cao nhất

Lý luận chung về nghiên cứu qui luật thời vụ đưa ra nhiều dạng của đoạn thời gian để tính toán, nếu biến động thời vụ có chu kỳ ngắn thì đoạn thời gian phải ngắn và ngược lại. Tuy vậy, đối với khách du lịch ta có thể chọn đoạn thời gian là các tháng trong một năm, với một khoản thời gian như vậy đủ để qui luật thời vụ biểu hiện

Tuần tự các bước phân tích qui luật thời vụ được cụ thể như sau:

Lập các dãy biến động số lượng khách du lịch theo thời gian cho tổng số khách du lịch và cơ cấu từng loại khách

Số năm quan sát càng nhiều càng dễ phát hiện qui luật thời vụ và cho kết quả chính xác

Loại bỏ các ảnh hưởng đột biến - ngẫu nhiên đến thời vụ để phản ảnh chính xác hơn qui luật thời vụ

Có thể dùng phương pháp đơn giản là tính số bình quân khách du lịch của từng tháng trong các năm của dãy số, đưa các dãy số thời gian nói trên về dãy số trung bình của các tháng trong một năm nói chung

Công thức:

yij

y j i 1

n

Trong đó: - yij : Số khách tháng thứ j năm thứ i n : Số năm quan sát

- yj : Số khách du lịch bình của tháng thứ j trong dãy n năm

Xác định biến động thời vụ bằng cách so sánh các dãy số bình quân với số bình quân của một tháng Công thức: Ij  yj y Trong đó: Ij : Hệ số thời vụ từng tháng yj : Số bình quân từng tháng : Số bình quân chung một tháng

Các hệ số thời vụ Ij phản ánh qui luật biến động thời vụ của lượng khách du lịch tại một địa phương hay một doanh nghiệp kinh doanh du lịch

Qua đó ta có thể dự báo số lượng khách du lịch từng tháng trên cơ sở dự đóan số lượng khách du lịch của cả năm. Theo công thức:

Qj Ij 12 Q

Ij

j1

Với: Qj : Lượng khách du lịch dự báo cho tháng j : Tổng lượng khách du lịch dự đoán cho cả năm

Từ dự báo này giúp các nhà quản lý lập kế hoạch tác nghiệp cụ thể về các mặt của công ty.

Để đảm bảo tính chính xác trong phân tích qui luật thời vụ cần chú ý một số vấn đề sau:

Tính thời vụ được nghiên cứu cụ thể cho khách du lịch quốc tế và khách nội địa vì qui luật thời vụ của hai loại khách này không giống nhau

Với khách du lịch quốc tế cần tách riêng những khách du lịch đi theo các loại hình du lịch chịu ảnh hưởng bởi tính thời vụ và theo các loại hình du lịch ít chịu ảnh hưởng của tính thời vụ

Bảng 01: Số lượt khách đến Đà Nẵng và các chỉ tiêu tính toán hệ số thời vụ

Tháng

Năm Các chỉ tiêu tính toán

2009 2010 2011 yj y Ij 1 74,085 82,759 147,219 101,354.33 149,718.78 0.676964707 2 80.254 103,577 184,369 96,008.75 0.641260557 3 113,254 112,453 104,916 110,207.67 0.73609779 4 141,210 147,855 312,161 200,408.67 1.338567281 5 135,160 166,897 224,144 175,400.33 1.171531906 6 146,635 159,866 240,115 182,205.33 1.216983784 7 152,264 196,486 264,274 204,341.33 1.364834303 8 140,329 207,803 263,158 203,763.33 1.360973732 9 120,594 164,507 177,939 154,346.67 1.030910496 10 85,264 140,934 151,190 125,796.00 0.840215208 11 86,697 136,114 134,277 119,029.33 0.795019366 12 74,254 150,749 146,288 123,763.67 0.826640871

Bảng 02: Số lượt khách đến Ninh Bình và các chỉ tiêu tính toán hệ số thời vụ

Tháng Năm Các chỉ tiêu tính toán

2010 2011 2012 yj y Ij 1 151,488 154,063 292,890 199,480 279,988 0.7125 2 547,852 673,310 770,919 664,027 2.3716 3 629,967 696,114 767,904 697,995 2.4929 4 629,661 661,774 676,516 655,984 2.3429 5 165,345 202,548 233,012 200,302 0.7154 6 156,143 150,339 156,740 154,407 0.5515 7 125,412 130,679 148,853 134,981 0.4821 8 136,653 128,864 146,254 137,257 0.4902 9 165,209 126,658 142,635 144,834 0.5173 10 137,827 127,490 139,378 134,898 0.4818 11 117,989 110,438 120,380 116,269 0.4153 12 127,510 114,243 116,513 119,422 0.4265 (Nguồn: http://www.dulichninhbinh.com.vn/ninhbinh-news/Du-lich-Ninh-Binh/)

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ths Nguyễn Thanh Hiển, (2004), Bài giảng Tổng quan du lịch, Đại học Mở bán công TP Hồ Chí Minh.

[2] Đinh Trung Kiên, (2004), Một số vấn đề về du lịch Việt Nam, NXB ĐHQG Hà Nội. GS.TS Nguyễn Văn Đính, (2008), Giáo trình Kinh tế du lịch, NXB ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội.

Đổng Ngọc Minh, Vương Lôi Đình, (2000), Kinh tế Du lịch & Du lịch học, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh.

TS. Trần Thị Mai, (2006), Giáo trình Tổng quan du lịch, NXB Lao động – Xã hội. TS. Vũ Đức Minh, (2008), Giáo trình Tổng quan du lịch, NXB Thống Kê. Nguyễn Đình Quang, Trần Thị Thúy Lan, (2005), Giáo trình Tổng quan du lịch, NXB Hà Nội.

[8] Trương Sĩ Quý – Hà Quang Thơ, (2010), Giáo trình Kinh tế du lịch, Đại học Huế. TS. Trần Văn Thông, (2004), Tổng quan du lịch, TP Hồ Chí Minh.

Nguyễn Minh Tuệ, (2010), Địa lý du lịch, NXB TP Hồ Chí Minh. Luật Du lịch Việt Nam (1/2006)

Trang web: www.cinet.gov.vn

Trang web: www.vietnamtourism.com.vn

Một phần của tài liệu Giáo trình Tổng quan du lịch: Phần 2 - ThS. Ngô Thị Diệu An, ThS. Nguyễn Thị Oanh Kiều (Trang 131 - 136)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)