III. Tính thời vụ trong du lịch và sự ảnh hưởng của tính thời vụ Đặc điểm thời vụ du lịch và những tác động của thời vụ du lịch
CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT VÀ LAO ĐỘNG TRONG DU LỊCH
1.1. Chủ yếu là lao động dịch vụ
Xuất phát từ đặc điểm của sản phẩm du lịch chủ yếu là dịch vụ cho nên lao động trong du lịch phần lớn là lao động trong các lĩnh vực dịch vụ như: nhân viên lễ tân, phục vụ buồng, phục vụ bàn,... Lao động trong du lịch vẫn có lao động sản xuất vật chất nhưng thành phần không nhiều mà cơ bản chủ yếu là lao động sản xuất dịch vụ hay còn gọi là lao động sản xuất phi vật chất.
Trong quá trình phục vụ du lịch, người lao động phải tiêu hao sức lao động để tạo ra dịch vụ đồng thời tạo ra điều kiện để thực hiện chúng. Từ đó họ sẽ đáp ứng được những nhu cầu của khách du lịch. Đặc điểm này chính là nguyên nhân giải thích cho việc ngành du lịch có tỷ lệ lao động lớn hơn so với các ngành khác. Trong hội nghị Bộ trường du lịch G20 tổ chức ngày 16/05/2012 tại Mexico đã tổng kết “Lao động trong
du lịch chiếm 8% lao động toàn cầu. Cứ mỗi một việc làm trong ngành du lịch ước tính tạo ra 2 việc làm cho các ngành khác. Ngành du lịch cũng sử dụng lao động nhiều vượt trội so với ngành công nghiệp khác, gấp 6 lần ngành sản xuất ô tô, gấp 4 lần ngành khai khoáng, và gấp 3 lần ngành tài chính”
Các nhà quản lý lao động và người lao động trong lĩnh vực du lịch cần nhận rõ đặc điểm này nhằm có những cách thức quản lý lao động cũng như thái độ đúng đắn trong việc quan tâm đến lợi ích dịch vụ tạo ra từ nhân viên để thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Tất nhiên, trong công tác quản lý lao động cũng gặp những trở ngại trong việc kiểm soát chất lượng lao động, khó tiêu chuẩn hóa công việc và khó tiến hành đánh giá lao động. Trong công tác quản lý, động viên lao động đòi hỏi có những biện pháp thích hợp nhằm giúp đội ngũ tạo ra được dịch vụ có chất lượng tốt.