Nghiên cứu về sinh thái và lâm học

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CƠ SỞ KHOA HỌC NHẰM BẢO TỒN LOÀI ĐỖ QUYÊN LÁ NHỌN (Rhododendron moulmainense Hook. f. ) TẠI LÂM ĐỒNG (Trang 27 - 28)

- Về sinh thái

Na và cộng sự (2014) [85] cho rằng Đỗ quyên lá nhọn sinh trưởng tốt ở điều kiện ánh sáng đầy đủ. Lồi có thể ra hoa và kết trái vào mùa xuân năm sau, nhưng dễ bị tác động bởi nhiệt vào mùa hè. Trong khi những cây trong điều kiện bóng râm một phần phát triển tốt, nhưng không ra hoa, điều này chỉ ra rằng ánh sáng là yếu tố quan trọng cho sự phân hóa và phát triển chồi hoa của Đỗ quyên lá nhọn.

Nghiên cứu của Min và cộng sự (2009) [84] cũng đã chỉ rằng ra hàm lượng nước và nitơ trong đất quá cao có thể dẫn đến sự dư thừa chất dinh dưỡng làm ảnh hưởng đến sự hình thành hoa của Đỗ quyên lá nhọn. Các tác giả cũng nhận định

hoạt động phân giải amylase trong lá thấp hơn dẫn đến việc sử dụng carbohydrate thấp và ảnh hưởng đến sự ra hoa. Hàm lượng protein hòa tan trong lá thấp là nguyên nhân gây ra thiếu các chất quan trọng cần thiết cho sự phân hóa chồi hoa và một số enzyme tham gia vào các quá trình trao đổi chất khác nhau.

- Về lâm học

Jin và cộng sự (2015) [65] đã ghi nhận trong 6 ô mẫu nghiên cứu thì chỉ có 2 ơ là có cây con của R. moulmainense được tìm thấy và cây con cao từ 30 cm trở lên. Ngoài ra, rừng Đỗ quyên lá nhọn có độ tàn che cao 0,8, mật độ lâm phần cao nhưng mật độ của Đỗ quyên lá nhọn thấp. Vì vậy, sự tái sinh tự nhiên của Đỗ quyên lá nhọn không bền vững. Tương tự, Yue và cộng sự (2019) [126] cho rằng loài sinh trưởng và phát triển tốt ở mật độ 250 - 350 cây/ha. Mật độ của R. moulmainense càng thấp thì sự phát triển của lồi càng tốt.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CƠ SỞ KHOA HỌC NHẰM BẢO TỒN LOÀI ĐỖ QUYÊN LÁ NHỌN (Rhododendron moulmainense Hook. f. ) TẠI LÂM ĐỒNG (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(195 trang)
w