Nghiên cứu đa dạng di truyền và giá trị nguồn gen các loài Đỗ quyên

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CƠ SỞ KHOA HỌC NHẰM BẢO TỒN LOÀI ĐỖ QUYÊN LÁ NHỌN (Rhododendron moulmainense Hook. f. ) TẠI LÂM ĐỒNG (Trang 33 - 35)

- Về đa dạng di truyền

Trần Văn Tam (2017) [25] sử dụng chỉ thị ITS để nhận dạng nguồn gen hoa Đỗ quyên bản địa Việt Nam (gồm 12 mẫu giống). Kết quả đã nhận dạng được chính xác 5 mẫu giống thuộc các loài: R. rivulare, R. mariae, R. mariae, R.jinpingense, R.

kanehairai. Các mẫu giống còn lại chỉ xác định thuộc chi Đỗ quyên mà chưa xác

định được thuộc loài nào.

Năm 2018, đánh giá đa dạng nguồn gen của 8 mẫu Đỗ quyên thu thập được từ các tỉnh Lào Cai, Vĩnh Phúc và Nam Định. Các mẫu gen này đã được phân tích dựa trên 22 chỉ thị phân tử ISSR; nhân bản được 954 sản phẩm PCR thuộc 200 locus từ 8 mẫu giống Đỗ quyên, hệ số tương đồng di truyền của 8 mẫu dao động từ 49,0- 86,2%; mức độ đa dạng của 8 mẫu ở mức trung bình với giá trị PIC là 0,24; mối quan hệ di truyền của 8 mẫu được phân tích cho thấy ở mức độ tương đồng di truyền là 75%. Chính vì vậy, có thể sử dụng mẫu Q8 (là mẫu hiện đang được ưa chuộng trên thị trường) để lai với 7 mẫu còn lại nhằm phát triển nguồn gen phục vụ công tác chọn tạo giống hoa đỗ quyên mới ở Việt Nam (Đỗ Thị Thu Lai và cộng sự, 2018) [21].

- Về giá trị nguồn gen

Theo Nguyễn Văn Đàn và cộng sự (2005); Nguyễn Thị Thanh Hương và cộng sự (2009, 2011); Nguyễn Hoàng Nghĩa (2020) [8], [14], [15], [24], Đỗ quyên là một trong những lồi cây đa tác dụng có giá trị về nhiều mặt, nhiều lĩnh vực. Đa số các lồi trong nhóm cho hoa rất đẹp, có thân dáng cây thấp nhỏ vì thế có thể làm cảnh rất đẹp như: Đỗ quyên răng nhỏ, Đỗ quyên mao ngựa, Đỗ quyên hồng, Đỗ quyên lõm, Đỗ quyên loa kèn lớn, Đỗ quyên đỏ, Đỗ qun tình u,… Một số lồi có thể dùng chữa bệnh như Đỗ quyên mũi, Đỗ quyên trên đá.

Trong Đông y, Đỗ qun vị đắng tính bình, hơi độc vào can thận, có tác dụng dưỡng thận khí, bổ thận khu phong, trị âm suy, chân yếu lưng mỏi, yếu sinh lý phối hợp với các vị khác, như: Tật lê, Hà thủ ơ, Ba kích, Ngũ gia bì, Thỏ ty tử (quả hạt tơ hồng), Uy linh tiên, chữa can thận hư, phong hàn thấp, chân tê yếu. Hoa Đỗ quyên vị chua ngọt, tính ấm, có cơng dụng hịa huyết, trừ đàm, làm hết ngứa, được dùng

để chữa các chứng phong thấp, thổ huyết,… Lá Đỗ quyên vị chua, tính bình, có cơng dụng thanh nhiệt, giải độc, cầm máu, chủ trị ung thũng, mụn nhọt, xuất huyết do chấn thương, dị ứng, viêm khí phế quản,... Rễ Đỗ qun có vị chua ngọt, tính ấm, có cơng dụng hịa huyết, trừ phong thấp, giảm đau; được dùng để chữa các chứng xuất huyết, kinh nguyệt không đều, băng lậu, trĩ xuất huyết, lỵ, viêm khớp,... Ngồi ra, Đỗ qun cịn có một số tác dụng khác như lấy tinh dầu. Có nhiều lồi cho tinh dầu như R. thymifolium, tùy chủng loại khác nhau mà có hàm lượng tinh dầu khác nhau (từ 0,7 - 3%). Hoa của một số lồi Đỗ qun có thể làm thực phẩm, vỏ và lá có thể dùng để chưng cất tanin (Nguyễn Văn Đàn và cộng sự, 2005; Trần Lê Đức, 1997) [8], [9]. Ngồi ra, một số lồi Đỗ qun cịn được công nhận là cây di sản tại Việt Nam như Đỗ quyên cành Thô và Đỗ quyên Quang trụ [130].

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CƠ SỞ KHOA HỌC NHẰM BẢO TỒN LOÀI ĐỖ QUYÊN LÁ NHỌN (Rhododendron moulmainense Hook. f. ) TẠI LÂM ĐỒNG (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(195 trang)
w