Nghiên cứu phân bố, hình thái và vật hậu

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CƠ SỞ KHOA HỌC NHẰM BẢO TỒN LOÀI ĐỖ QUYÊN LÁ NHỌN (Rhododendron moulmainense Hook. f. ) TẠI LÂM ĐỒNG (Trang 31 - 33)

- Về phân bố

Tại Việt Nam Đỗ quyên có phân bố tại các tỉnh như Lào Cai, Vĩnh Phúc, Hịa Bình, Lâm Đồng, Kon Tum,… ở vùng núi cao trên 1000 m trong hệ sinh thái núi đá và núi đất (Nguyễn Thị Thanh Hương và cộng sự, 2009) [14]. Nông Văn Duy và cộng sự (2014) [7] cho rằng Đỗ quyên R. chevalier, Đỗ quyên hoa trắng, Đỗ quyên Langbian, Đỗ quyên lá nhọn và Đỗ quyên rạng rỡ tại Lâm Đồng có phân bố ở độ cao từ 1500-2400 m. Tương tự, Đặng Văn Hà (2015) [10] khi nghiên cứu loài Đỗ quyên hoa trắng hồng (R. cavaleriei H.lév.) tại Vườn Quốc gia Tam Đảo đã xác định loài phân bố ở độ cao từ 700 m -1388 m. Đối với Đỗ quyên quang trụ thường phân bố ở độ cao 2000-2500 m với mật độ 350-420 cây/ha (Nguyễn Thị Yến, 2017) [40]. Đỗ quyên phân bố ở độ cao 2000-3000 m, thân và cành thường thô; Đỗ quyên đỏ phân bố ở độ cao từ 1900-3300 m; Đỗ quyên henri mọc ở độ cao từ 1200-2800 m; Đỗ quyên Klos phân bố ở độ cao 1500 m; Đỗ quyên lông mi phân bố ở 1500- 2000 m; Đỗ quyên Quang trụ phân bố ở 2000-2800 m; Đỗ quyên tình yêu phân bố ở độ cao 1800-3000 m (Nguyễn Hồng Nghĩa, 2020) [24].

- Về hình thái, vật hậu

Chi Đỗ qun có đặc điểm là cây bụi và lớn, lồi nhỏ nhất cao chừng 10-100 cm, loài lớn nhất là R. giganteum được ghi nhận cao tới 30 m. Lá cây xếp theo hình xoắn ốc; kích thước lá có thể từ 1-2 cm tới hơn 50 cm, ngoại lệ là R. sinogrande có

lá dài 100 cm. Đỗ quyên có thể là cây thường xanh hoặc cây rụng lá theo mùa (Võ Văn Chi và Trần Hợp, 2002) [5].

Võ Văn Chi và Dương Tiến Đức (1978) [4] mơ tả các lồi Đỗ quyên là cây gỗ nhỏ hay cây bụi, có khả năng chịu khơ hạn, R. kendrickii Nutt là cây gỗ nhỏ, cao 5- 7 m, hoa màu hồng đậm hay đỏ tươi, có những đốm đậm. Ra hoa tháng 3-5, có quả

tháng 8-10; loài R. meridionale P. C. Tam là cây bụi, cao 2-3 m, hoa màu đỏ tía, khơng có đốm màu tía. Ra hoa tháng 3-4, có quả tháng 10-11 (Nguyễn Thị Thanh Hương và cộng sự, 2012b) [17]. Nông Văn Duy và cộng sự (2014) [7] đã mô tả Đỗ quyên R. chevalier là cây bụi phụ sinh, cao 1-2 m, hoa màu vàng nhạt, ra hoa tháng 8-9; Đỗ quyên quang trụ là cây gỗ nhỏ, có hoa đẹp, chiều cao đạt 8,4 m, đường kính đạt 21,6 cm (Nguyễn Thị Yến, 2017) [40]. Tương tự, Nguyễn Hồng Nghĩa (2020) [24] đã mơ tả Đỗ quyên cành thô là cây gỗ nhỡ cao tới 14-15 m; Đỗ quyên Henri là cây gỗ nhỏ hay trung bình, cao 8-15 m. Lá đơn, mọc so le, rải rác trên thân; Đỗ quyên Klos là cây gỗ nhỏ, cao khoảng 10 m, mùa hoa từ tháng 3-6; Đỗ quyên Quang trụ là cây gỗ nhỡ, cao 8-12 m, có cây cao đến 20 m, hoa nở từ tháng 3-6, có quả tháng 10-11; Đỗ qun tình u là cây bụi, có chiều cao từ 0,3-3 m, mùa hoa từ tháng 4 đến tháng 6.

Tóm lại, các nghiên cứu cho đến nay bước đầu chỉ tập trung vào mơ tả hình thái, thời gian ra hoa đối với một số loài Đỗ quyên.

b) Nghiên cứu về sinh thái và lâm học

- Về sinh thái

Ngô Thanh Xuân và cộng sự (2015) [39] khi nghiên cứu tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên đã kết luận sự phân bố của Đỗ quyên phụ thuộc

vào cấu trúc thảm thực vật, thành phần lồi và các yếu tố sinh thái mơi trường (như pH đất, độ ẩm đất, độ che phủ thảm tươi, hướng phơi, độ che đá lộ đầu, độ che đá dăm, cây ưu thế tầng trên, v.v.). Mối tương quan giữa các yếu tố sinh thái môi trường và cấu trúc thảm thực vật với sự phân bố của cây Đỗ Quyên tương đối rõ rệt, quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau, biến động từ 82-93 %; có 196 lồi xuất hiện cùng Đỗ Quyên.

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Hương và cộng sự (2012b) [17] đã chỉ ra Đỗ quyên R. kendrickii Nutt mọc trong rừng ven sườn núi, loài R. meridionale P. C. Tam mọc trong rừng núi đá vôi, rừng thường xanh và rừng lá rộng.

Một số loài Đỗ quyên tại Lâm Đồng như: Đỗ quyên R. chevalier là cây bụi mọc phụ sinh hỗn giao trong rừng kín thường xanh; Đỗ quyên hoa trắng mọc rải rác

trong rừng kín thường xanh; Đỗ quyên Langbian mọc rải rác trong rừng lùn, lá rộng thường xanh; Đỗ quyên rạng rỡ là cây bụi phụ sinh, mọc phụ sinh, rải rác trong rừng lá rộng, kín thường xanh (Nơng Văn Duy và cộng sự, 2014) [7]. Đỗ quyên hoa trắng hồng tập trung nhiều ở sườn núi phía Đơng – Bắc, mọc trên đất hơi chua, độ phì và các chỉ tiêu khác từ mức trung bình trở lên, thành phần cơ giới thịt nhẹ (Đặng Văn Hà, 2015) [10]. Tương tự, Nguyễn Thị Yến năm 2017 cho rằng thổ nhưỡng tại khu vực Đỗ quyên quang trụ phân bố là đất hơi chua, độ phì và các chỉ tiêu khác từ mức trung bình trở lên [40]. Trong khi Đỗ quyên đỏ thường mọc ở những khu rừng hỗn giao, các khu rừng lá rộng, các thung lũng; Đỗ quyên Klos thích hợp với khí hậu ẩm mát, nhiều sương mù, trên đất có lớp mùn dày xốp; Đỗ quyên lông mi thường sống phụ sinh trên cây cao và Đỗ quyên tình yên mọc tập trung thành đám lớn tại các phiến đá có độ dốc lớn trong những khu nguyên sinh (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2020) [24].

- Về lâm học

Theo Đặng Văn Hà (2015) [10] các trạng thái rừng có Đỗ quyên hoa trắng hồng phân bố đều thuộc trạng thái rừng IVb, với độ tàn che từ 0,6 - 0,7. Tổ thành tầng cây cao chủ yếu gồm các loài Nanh vàng, Cứt ngựa, Sồi phảng, Nanh chuột, Re hương, Thị núi, Kháo lá bắc to, Dẻ đỏ, Dẻ tùng sọc trắng. Tổ thành cây tái sinh khá phong phú và đa dạng với 24 loài. Số lượng cây tái sinh của các loài Đỗ quyên chiếm tỷ lệ cao. Nguyễn Thị Yến (2017) [40] ghi nhận tổ thành tầng cây cao ưu thế tại khu vực có Đỗ qun quang trụ phân bố bao gồm: Cơm lá hẹp, Dẻ the, Hồng quang, Kim cang lá nhỏ, Đỗ quyên lá to, Đỗ quyên lông thô, Trâm, Kháo, Đa núi. Tổ thành các loài cây tái sinh tại khu vực có Đỗ quyên phân bố khá phong phú, trong đó số lượng cây tái sinh của các lồi Đỗ quyên chiếm tỷ lệ cao so với số lượng cây tái sinh của các loài khác, với độ che phủ khoảng 56 %.

Tóm lại: tại Việt Nam Đỗ quyên có phân bố rất rộng từ 700-3000m, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các nhân tố ảnh hưởng đến phân bố các loài đỗ quyên gồm pH, độ ẩm đất, độ che phủ thảm tươi, hướng phơi,...

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CƠ SỞ KHOA HỌC NHẰM BẢO TỒN LOÀI ĐỖ QUYÊN LÁ NHỌN (Rhododendron moulmainense Hook. f. ) TẠI LÂM ĐỒNG (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(195 trang)
w