Nghiên cứu gây trồng, bảo tồn một số loài thuộc chi Đỗ quyên

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CƠ SỞ KHOA HỌC NHẰM BẢO TỒN LOÀI ĐỖ QUYÊN LÁ NHỌN (Rhododendron moulmainense Hook. f. ) TẠI LÂM ĐỒNG (Trang 36 - 37)

- Đánh giá mức nguy cấp và phương pháp bảo tồn

Công tác bảo tồn bước đầu đã được một số tác giả quan tâm. Nông Văn Duy và cộng sự (2014) [7] dựa trên tiêu chuẩn đánh giá của IUCN (2010) đã kết luận ở Lâm Đồng có 5 lồi được ghi nhận cần bảo tồn đó là: R. chevalieri Dop ex A. Chev;

R. fleuryi Dop ex A. Chev; R. irroratum Franch. subsp. kontumense (Sleumer)

D.F.Chamb.; R. moulmainense Hook. f. và R. triumphans Yersin & A. Chev. Hầu hết các lồi có phân bố rải rác ở các vùng núi cao, có độ cao từ 1.500-2.400 m và đang ở mức nguy cấp (EN) và sắp nguy cấp (VU). Nguyễn Thị Thanh Hương (2013) [18] khi đánh giá hiện trạng của 16 loài thuộc chi Đỗ quyên (Rhododendron L.), họ Ericaceae Juss. ở Việt Nam. Kết quả chỉ ra rằng khoảng 38% các loài trong chi Đỗ quyên bị đe dọa tuyệt chủng ở Việt Nam.

- Nghiên cứu trồng bảo tồn

Cho đến nay mới có một số thử nghiệm gây trồng tại vườn ươm đối với một số loài được thực hiện bởi Nguyễn Quang Thạch và cộng sự (2002) [28]. Tác giả cho rằng đất trồng Đỗ quyên ở giai đoạn vườn ươm thích hợp là nhóm đất có pH thấp (pH = 5,3-5,7). Dung dịch dinh dưỡng thích hợp cho sinh trưởng phát triển của Đỗ quyên ở giai đoạn vườn ươm là dung dịch Knop.

Đỗ Thị Thu Lai và cộng sự (2019) [22] khi nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể và phân bón đến sinh trưởng của cây Đỗ quyên Cà rốt (R. simsii Planch),sinh trưởng tốt nhất trên giá thể đất ruộng khô + Trấu mục + xỉ than (tỷ lệ 6:2:2). Tỷ lệ sống đạt 100%, chiều cao cây đạt 65,5cm. Sử dụng phân bón đầu trâu (NPK 16:16: 8 + TE) thúc đẩy nhanh quá trình ra chồi, làm tăng đường kính thân đến 1,03cm, đường kính tán 57,4cm và số hoa đạt 79,8 hoa/cây. Ngồi ra, việc dùng phân bón lá Komix 201 giúp cây xanh và ra nhiều lá hơn với 53,8 lá/cành, tỷ lệ hoa hữu hiệu cao 95,4%. Bổ sung sunfat sắt với nồng độ 0,5% để phòng bệnh thối rễ và vàng lá sinh lý xuống lần lượt 3,5% và 4,2%.

Như vậy, việc nghiên cứu thử nghiệm gây trồng đối với các lồi Đỗ qun ở Việt Nam cịn rất ít và chưa được quan tâm.

1.2.2. Nghiên cứu về Đỗ quyên lá nhọn

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CƠ SỞ KHOA HỌC NHẰM BẢO TỒN LOÀI ĐỖ QUYÊN LÁ NHỌN (Rhododendron moulmainense Hook. f. ) TẠI LÂM ĐỒNG (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(195 trang)
w