Vật liệu nghiên cứu

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CƠ SỞ KHOA HỌC NHẰM BẢO TỒN LOÀI ĐỖ QUYÊN LÁ NHỌN (Rhododendron moulmainense Hook. f. ) TẠI LÂM ĐỒNG (Trang 42 - 44)

e) Nghiên cứu gây trồng và bảo tồn Đỗ quyên lá nhọn

2.2.2. Vật liệu nghiên cứu

a. Đa dạng di truyền

Tại mỗi vùng phân bố tiến hành thu mẫu lá của 20 cây đại diện, tổng cộng 60 mẫu lá/3 vùng nghiên cứu. Mẫu lá sau khi thu được, tiến hành đánh dấu ký hiệu sau đó lưu giữ cẩn thận trong silica gel cho đến khi đem về phịng thí nghiệm để xử lý.

b. Kỹ thuật nhân giống

Cây mẹ lấy hom được chọn lọc từ rừng tự nhiên, sinh trưởng phát triển tốt, không sâu bệnh. Trên các cây mẹ, chọn những cành bánh tẻ nửa hóa gỗ, cành hom

lấy từ các cành ở đỉnh tán cây, khỏe mạnh, vươn thẳng, chọn các cành được chiếu đầy đủ ánh sáng. Hom sau khi cắt về được cắt và giâm ngay

Kỹ thuật cắt hom: hom cắt cách nách mầm 0,5cm, dài từ 5 - 7cm, mỗi hom để từ 2 - 3 chồi ngủ hoặc lá, các lá ct t ẵ n ắ din tớch lỏ.

Xử lý hom: hom được xử lý bằng dung dịch khử trùng Viben-C50 WP nồng độ 5% trong thời gian 10 phút.

Giá thể giâm hom: 100% cát sạch, khử trùng bằng Viben-C50 WP trước 1 - 3 ngày giâm hom (tùy điều kiện thời tiết), hàng tháng phun thuốc phòng trừ nấm (Score 250EC), trước khi giâm hom tưới giá thể đảm bảo độ ẩm 75% - 80%.

Luống cát giâm hom: chiều rộng 1m, chiều dài 3m, chiều cao luống 10cm, các luống được thiết lập trong nhà kính tại vườn ươm Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên (Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng).

c. Đánh giá tỷ lệ sống và sinh trưởng của các nguồn gen

Cây giống của các nguồn gen Đỗ quyên lá nhọn (Bidoup; Tuyền Lâm và Hịn Nga) được nhân giống bằng hom, có chiều cao 25 - 30cm, có 4-5 lá, cây sinh trưởng phát triển tốt, không bị sâu bệnh, không gãy ngọn.

2.2.3.Đặc điểm khu vực xây dựng mơ hình bảo tồn chuyển chỗ và đánh giá sinh trưởng của nguồn gen Đỗ quyên lá nhọn

Địa điểm xây dựng mơ hình rừng trồng bảo tồn chuyển chỗ để bảo tồn và đánh giá sinh trưởng nguồn gen Đỗ quyên lá nhọn là Trạm TNLN Cam Ly thuộc Phường 5, nằm phía Tây thành phố Đà Lạt, cách Trung Tâm thành phố khoảng 4km. Khu vực xây dựng mơ hình có độ cao khoảng 1500m so với mực nước biển và có điều kiện sinh thái tương đồng với các khu vực có Đỗ quyên lá nhọn phân bố. Khu vực Trạm có địa hình bị chia cắt bởi nhiều khe suối cạn nên tạo ra nhiều đồi có độ dốc thoải nối tiếp nhau tạo thành các yên ngựa. Hướng dốc chủ yếu là Tây Bắc, độ dốc từ 150-300.

Trạm Cam Ly chịu ảnh hưởng chung của vùng Đà Lạt, nhiệt độ trung bình hàng năm 18 0C, nhiệt độ tối đa 28 0C, nhiệt độ tối thấp 6 0C. Lượng mưa trung bình hàng năm 1660 mm. Độ ẩm tương đối từ 80 - 87 %. Nằm trong vùng chịu ảnh

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CƠ SỞ KHOA HỌC NHẰM BẢO TỒN LOÀI ĐỖ QUYÊN LÁ NHỌN (Rhododendron moulmainense Hook. f. ) TẠI LÂM ĐỒNG (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(195 trang)
w