Nghiên cứu về phân bố, hình thái và vật hậu

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CƠ SỞ KHOA HỌC NHẰM BẢO TỒN LOÀI ĐỖ QUYÊN LÁ NHỌN (Rhododendron moulmainense Hook. f. ) TẠI LÂM ĐỒNG (Trang 37 - 38)

Ở Việt Nam, Đỗ quyên lá nhọn được Phạm Hoàng Hộ ghi nhận lần đầu vào năm 1991. Nguyễn Thị Thanh Hương và cộng sự (2011) [15] mô tả là cây gỗ nhỏ, cao đến 15m. Lá thường xanh, hình mác dạng bầu dục hay hình mác ngược, gân giữa lõm ở mặt dưới; gân bên 9-12 đôi. Hoa thường xếp 2-3 đoá ở nách lá phía ngọn, màu trắng, hồng hay tim tím, khơng lơng. Quả nang hình trụ trịn, dài 2,5-5 cm, khơng lơng, có màu nâu sậm. Ra hoa tháng 12 đến 4 năm sau, có quả từ tháng 5-7.

Nơng Văn Duy và cộng sự (2014) và Nguyễn Hồng Nghĩa (2020) [7], [24] đã mơ tả loài là cây bụi, sống địa sinh, cao 3-7m; vỏ màu nâu xám. Lá hình mác thn hay bầu dục – mác, 5-12 × 2,5-5cm; gốc hình nêm hay nêm rộng; chóp nhọn; mép cuộn; hai mặt khơng lơng; cuống lá mập, dài 1-1,5cm, không lông. Cụm hoa mọc ở gần đầu cành; cụm hoa trên cùng nằm trên trục của lá trên cùng; 2-3 hoa. Cuống hoa dài 1-2cm, khơng lơng. Đài 5, hơi lượn sóng, nhỏ, khơng lơng. Tràng hình phễu hẹp, dài 4,3-5,5cm, màu trắng hồng có điểm vàng; ống tràng 15-20 × 3-4mm; tràng xẻ sâu, đỉnh nguyên. Nhị 10, dài 3,5-4cm, hơi ngắn hơn cánh tràng; chỉ nhị dẹt, có lơng màu trắng bạc ở nửa dưới; bao phấn 4 ơ. Bầu hình trụ dài, thon dần thành vịi,

dài 5-10mm, khơng lơng; vịi nhụy dài khoảng 5cm, thường ngắn hơn cánh tràng, dài hơn nhị, khơng lơng. Quả nang mở vách, hình trụ, 35-60 × 4-6mm, đỉnh nhọn; vịi nhụy tồn tại. Hạt có phần phụ ngắn ở 2 đầu. Ra hoa tháng 3-4.

b) Nghiên cứu về sinh thái và lâm học

- Nghiên cứu về sinh thái, lâm học

Theo Nguyễn Thị Thanh Hương và cộng sự (2009) [14], Đỗ quyên lá nhọn phân bố ở Lai Châu, Lào Cai (Sapa), Cao Bằng (Phia Oắc), Đà Nẵng (Bà Nà), Kon Tum (Đắk Glây, Ngọc Linh, Ngọc Pan), mọc rải rác trong rừng, ở độ cao từ 800- 1.200 m. Trong khi, Võ Văn Chi (2012) [6] cho rằng loài mọc trong rừng rậm núi cao 800-2.000 m. Lồi chỉ có phân bố tại Lào cai, Hà Nội, Đà Nẵng,… Ở Tây Nguyên, Nơng Văn Duy và cộng sự (2014; Nguyễn Hồng Nghĩa (2020) [7], [24] ghi nhận lồi có phân bố ở Kon Tum (Đắk Glêi: Ngọc Linh); ở Lâm Đồng lồi phân bố ở Bidoup (huyện Lạc Dương); Hịn Nga (huyện Lâm Hà). Mọc rải rác trong rừng lá rộng thường xanh, ở độ cao 1500-2000 m.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CƠ SỞ KHOA HỌC NHẰM BẢO TỒN LOÀI ĐỖ QUYÊN LÁ NHỌN (Rhododendron moulmainense Hook. f. ) TẠI LÂM ĐỒNG (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(195 trang)
w