Nghiên cứu gây trồng và bảo tồn loài Đỗ quyên lá nhọn

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CƠ SỞ KHOA HỌC NHẰM BẢO TỒN LOÀI ĐỖ QUYÊN LÁ NHỌN (Rhododendron moulmainense Hook. f. ) TẠI LÂM ĐỒNG (Trang 29 - 31)

- Đánh giá mức độ nguy cấp và phương pháp bảo tồn

Đỗ quyên lá nhọn được đánh giá ở mức độ nguy cấp (Gibbs và cộng sự, 2011) [58].

- Nghiên cứu trồng bảo tồn Đỗ quyên lá nhọn

Li và cộng sự (2009) [72] khẳng định để loài sinh trưởng và phát triển tốt thì khi trồng cần phải chọn đất trồng thống khí, thốt nước tốt, pH từ 4,5 - 6,0 là thích hợp nhất. Nếu khơng đúng lập địa cây sẽ bị vàng, rụng lá dẫn đến khơ và chết. Việc bón phân cần xác định theo thời kỳ sinh trưởng, khi cây từ 2 - 3 năm tuổi thì có thể bón thúc 10 đến 15 ngày một lần vào thời gian mùa xuân hoặc giữa mùa hè, cần bón nhiều phân hơn trong mùa sinh trưởng và thời kỳ ra hoa, bón một lần trước khi ra hoa bằng phân kali và lân.

Qing và cộng sự (2017) [96] đã tiến hành nghiên cứu điều kiện canh tác thích hợp cho sự phát triển của cây con Đỗ quyên lá nhọn. Kết quả nghiên cứu cho thấy cây con sinh trưởng và phát triển tốt khi che sáng 50 % và lên luống cao nhằm hạn chế sự úng nước. Juan và cộng sự (2015) [66] khi nghiên cứu ảnh hưởng của ba loại nấm ký sinh Aspergillus sydowii (YJ1, YS2) và Aspergillus versicolor (GD1) đến sự phát triển của cây con Đỗ quyên lá nhọn đã nhận thấy các loại nấm ký sinh cũng có tác động đáng kể đến khả năng phát triển của Đỗ quyên lá nhọn. Các tác giả đã kết luận cây con khi được cấy các loại nấm YS2, GD1 và hỗn hợp của (YJ1 + GD1) làm tăng chiều cao và sinh khối của cây con. Ngoài ra, các loại nấm cộng sinh

Phialocephala fortinii (Pf) và Aspergillus sydowii (As) cũng có tác động đến cây con ở các độ tuổi khác nhau (cây con nhỏ = 0,5 tuổi; cây trung bình = 1 tuổi và cây lớn = 1,5 tuổi). Pf và As có ảnh hưởng tốt đến khả năng quang hợp và sự phát triển của cây Đỗ quyên lá nhọn. Tuy nhiên, cây con nhỏ bị ức chế sự phát triển khi sử dụng nấm Pf và As (Jie và cộng sự, 2017) [64].

Như vậy, Đỗ quyên lá nhọn đã được tập trung nghiên cứu về đặc điểm phân bố, sinh thái, hình thái, giá trị và nhân giống. Các nghiên cứu nhân giống bằng hạt, bằng hom và gây trồng đã được đề cập đến song cịn rất ít. Các nghiên cứu đều cho thấy khi nhân giống Đỗ quyên bằng giâm hom thì thời vụ, giá thể, chiều dài hom giâm cần được quan tâm. Đặc biệt việc sử dụng chất điều hòa sinh trưởng đã ảnh hưởng lớn đến chất lượng ra rễ của hom giâm.

1.2.TẠI VIỆT NAM

1.2.1. Nghiên cứu về chi Đỗ qun

Các cơng trình nghiên cứu khoa học về Đỗ quyên hầu hết tập trung nhiều vào nghiên cứu phân loại và tính đa dạng về các lồi Đỗ quyên như của Võ Văn Chi và Dương Tiến Đức (1978) [4] đã mô tả chi tiết về họ Đỗ quyên tại Việt Nam gồm 7 chi và 25 lồi, phần lớn mọc ở vùng núi cao. Sau đó, Phạm Hoàng Hộ (1999) [12] đã hệ thống họ Đỗ quyên gồm 12 chi với 79 loài, cụ thể như sau: Rhododendron có

29 lồi, Vaccinium có 23 lồi, Arbutus có 1 lồi, Agapetes có 5 lồi, Enkianthus 3 lồi, Craibiodendron có 4 loài, Lyonia 4 loài, Pieris 1 loài, Leucothoe 1 lồi,

Diplycosia có 1 lồi, Gaultheria có 6 lồi và Monotropastrum có 1 loài. Nguyễn Thị Thanh Hương và cộng sự (2012a, 2012b) [16], [17] đã bổ sung loài Gaultheria

longibracteolata R.C.Fang, R. kendrickii Nutt. và R. meridionale P. C Tam thuộc họ

Đỗ quyên (Ericaceae Juss) cho hệ thực vật Việt Nam.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CƠ SỞ KHOA HỌC NHẰM BẢO TỒN LOÀI ĐỖ QUYÊN LÁ NHỌN (Rhododendron moulmainense Hook. f. ) TẠI LÂM ĐỒNG (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(195 trang)
w