III. Tái sinh, sinh trưởng cây mẹ
3.1.6. Đặc điểm đa dạng sinh học rừng nơi Đỗ quyên lá nhọn phân bố
Đa dạng sinh học thể hiện tính đa dạng của lồi và quần thể, tính biến động di truyền giữa các loài và tất cả sự tập hợp phức tạp của các loài thành các quần xã và hệ sinh thái. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, do những nguyên nhân khác nhau, nguồn tài nguyên đa dạng sinh học đã bị tuyệt chủng hoặc đang bị đe dọa tuyệt chủng. Nguyên nhân gây ra sự suy thoái đa dạng sinh học chủ yếu là do ảnh hưởng của các yếu tố môi trường như: biến đổi khí hậu, lũ lụt và các tác động thiếu hiểu biết của con người chính là nguyên nhân gây ra suy giảm đa dạng sinh học.
3.1.6.1. Độ phong phú và kiểu phân bố
Độ phong phú (A) của các quần thể có lồi Đỗ qun lá nhọn phân bố có sự khác nhau rõ rệt, kết quả được thể hiện tại bảng 3.13.
Bảng 3.13: Độ phong phú và tỷ lệ A/F của loài Đỗ quyên lá nhọn
TT Quần thể Độ phong phú (A) Tỷ lệ A/F
1 Bidoup 69 0,69
2 Tuyền lâm 75 0,75
3 Hòn Nga 39 0,39
Các kết quả ở trên nhận thấy quần thể Tuyền Lâm có độ phong phú cao nhất là 75, tiếp đến là quần thể Bidoup đạt 69 và thấp nhất là quần thể Hòn Nga đạt 39. Như vậy, độ phong phú của Đỗ quyên lá nhọn khác nhau tùy theo khả năng thích ứng của chúng với các nhân tố sinh thái tại khu vực nghiên cứu không giống nhau.
Độ phong phú (A) và tần suất xuất hiện (F) của loài Đỗ quyên lá nhọn ở những quần thể nghiên cứu khác nhau dẫn đến tỷ lệ A/F và kiểu phân bố của chúng cũng khác nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy các quần thể nghiên cứu đều có kiểu phân bố lan truyền (contagious), với tỷ lệ A/F > 0,05. Dạng phân bố này phổ biến nhất trong tự nhiên và nó thường gặp ở những hiện trường ổn định (Odum, 1971) [91]. Như vậy, chứng tỏ điều kiện sống ở 3 quần thể có Đỗ quyên lá nhọn phân bố tự nhiên tương đối ổn định, không chịu những tác động của con người hay thay đổi lớn của điều kiện mơi trường. Nhưng vì có vùng phân bố hẹp chỉ tập trung tại một số nơi trong tỉnh Lâm Đồng, hiện những quần thể này đang trong quá trình già cỗi, thiếu lớp kế cận do đó cần phải có những biện pháp khoanh ni, xúc tiến tiến tái sinh đối với lồi này.
3.1.6.2. Chỉ số đa dạng sinh học loài (H) và mức độ chiếm ưu thế (Cd)
Theo Shannon – Weiner (1963) [102], khi quần xã thực vật có chỉ số H càng lớn thì mức độ đa dạng càng cao. Cịn Odum (1971) [91] thì cho rằng chỉ số Shannon (H) ở rừng mưa nhiệt đới ẩm thường rất cao và dao động từ 5,06 - 5,40, trong khi ở rừng ôn đới hay rừng trồng nhiệt đới thường rất thấp thì (H) chỉ dao động từ 1,16 - 3,40. Kết quả nghiên cứu của luận án được thể hiện tại bảng 3.14.
Bảng 3.14: Chỉ số đa dạng sinh học loài (H) và chỉ số mức độ chiếm ưu thế (Cd) của các quần thể Đỗ quyên lá nhọn
Quần thể Số loài Số lượngcá thể Shannon (H)Chỉ số chiếm ưu thế (Cd)Chỉ số mức độ
Bidoup 79 895 5,254 0,039
Tuyền Lâm 45 150 4,768 0,063
Hòn Nga 39 196 4,672 0,055
Tổng cộng 54,3 413 4,89 0,052
Từ kết quả tại bảng 3.14 cho thấy chỉ số Shannon (H) ở các khu vực nghiên cứu dao động từ 4,672 đến 5,254, trung bình 4,89; cao nhất là quần thể Bidoup với 5,254 và thấp nhất là quần thể Hòn Nga với 4,672. Các kết quả tại bảng 3.14 cũng cho thấy những khu vực có Đỗ qun lá nhọn phân bố thì chỉ số H khơng chỉ phụ
thuộc vào thành phần số lượng lồi mà cịn phụ thuộc vào số lượng cá thể và xác suất xuất hiện của các cá thể trong mỗi loài. Chỉ số đa dạng cao hơn chỉ số trung bình quy định, điều này chứng tỏ thành phần số lượng lồi và tính đồng đều phân bố của lâm phần tại khu vực điều tra ở mức tương đối cao.
Cũng theo kết quả ở bảng 3.14 thì chỉ số mức độ chiếm ưu thế (Cd) dao động
từ 0,039 đến 0,063, trung bình là 0,052. Trong đó có 2 quần thể có chỉ số cao hơn mức trung bình là quần thể Tuyền Lâm đạt 0,063 và Hịn Nga đạt 0,055. Điều này có nghĩa là lâm phần phân bố của Đỗ quyên lá nhọn tại Bidoup có sự đa dạng về số lượng lồi cao nhất, tiếp đó tới quần thể Hịa Nga và quần thể Tuyền Lâm có sự đa dạng loài thấp nhất.
Chỉ số đa dạng sinh học loài (H) và chỉ số mức độ chiếm ưu thế (Cd) của các quần thể Đỗ quyên lá nhọn không đồng nhất giữa các quần thể khác nhau của khu vực nghiên cứu.
3.1.6.3. Chỉ số tương đồng (Sorensen’s Index - SI)
Chỉ số tương đồng giữa các quần thể Đỗ quyên lá nhọn có sự khác nhau rõ rệt: giữa quần thể Bidoup và Hịn nga có chung 29 lồi trên tổng số 94 lồi; giữa quần thể Bidoup và Tuyền lâm có chung 30 lồi trên tổng số 99 lồi; giữa quần Hịn nga và Tuyền lâm có chung 13 lồi trên tổng số 70 loài.
Bảng 3.15: Chỉ số tương đồng (SI) các quần thể Đỗ quyên lá nhọn Chỉ số SI
Quần thể BD&HN BD&TL HN&TL Số cá thể/QT
Bidoup 0,475 0,465 0,313 1028
Hòn Nga 114
Tuyền Lâm 150
Kết quả ở bảng 3.15 cho thấy chỉ số tương đồng (SI) giữa quần thể Bidoup và Hòn nga là 0,475; giữa quần thể Bidoup và Tuyền Lâm là 0.465 và giữa quần thể Hòn Nga và Tuyền lâm là 0,313. Như vậy, thành phần loài thân gỗ giữa các quần thể Bidoup và Hịn Nga có tính tương đồng cao nhất, kế đến là giữa quần thể
Bidoup và Tuyền Lâm và thấp nhất là giữa quần thể Hòn Nga và Tuyền Lâm. Giá trị SI giữa các quần thể khác nhau chứng tỏ mức tương đồng về thành phần lồi của các quần thể là khác nhau. Có thể lý giải nguyên nhân là do sự khác nhau về yếu tố khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng giữa các quần thể là không đồng nhất (Stein và cộng sự, 2014) [108].
Tuy nhiên giá trị chỉ số SI giữa quần thể Bidoup với Tuyền Lâm và Hịn Nga lại khơng có sự sai khác lớn (0,475 - 0,465) cho thấy lồi Đỗ qun lá nhọn thích nghi rộng với điều kiện sinh thái của khu vực nghiên cứu nên chúng có mặt ở 3 quần thể. Kết quả này cũng chứng tỏ mức độ đa dạng sinh học của 3 quần thể nghiên cứu có sự khác biệt, tuy nhiên mức độ sai khác không lớn. Tuy nhiên để xác định chính xác mức độ tương đồng giữa các quần thể thì rất cần phải phân tích đa dạng di truyền bằng các chỉ thị phân tử để có kết luận chính xác hơn.