Ảnh hưởng của thời vụ đến khả năng ra rễ của hom Đỗ quyên lá nhọn

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CƠ SỞ KHOA HỌC NHẰM BẢO TỒN LOÀI ĐỖ QUYÊN LÁ NHỌN (Rhododendron moulmainense Hook. f. ) TẠI LÂM ĐỒNG (Trang 124 - 125)

III. Tái sinh, sinh trưởng cây mẹ

3.3.3. Ảnh hưởng của thời vụ đến khả năng ra rễ của hom Đỗ quyên lá nhọn

nhọn

Thời vụ giâm hom là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng ra rễ. Với điều kiện thời tiết tại Đà Lạt quanh năm lạnh, thời gian chiếu sáng trong ngày ngắn làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của hom. Vì vậy, cần phải chọn đúng thời điểm thích hợp để giâm hom, vừa cải thiện tỷ lệ ra rễ vừa rút ngắn thời gian giâm hom.

Từ các kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng và nồng độ chất điều hịa sinh trưởng đã chọn ra loại thuốc có ảnh hưởng tốt nhất đến tỷ lệ ra rễ của hom Đỗ quyên lá nhọn là IBA 2.000ppm. Luận án tiếp tục thử nghiệm giâm hom với thời vụ là mùa hạ (tháng 4) và mùa thu (tháng 9) để xác định mùa nào cho kết quả ra rễ tốt nhất. Kết quả nghiên cứu được thể hiện tại bảng 3.22.

Bảng 3.22: Kết quả giâm hom bằng thuốc nước tháng 4 và tháng 9 Thời vụ Chất KTST (%) Tỷ lệ ra rễ (%) Chiều dài rễ trung bình (cm) Số rễ trung bình trên hom Tháng 4 2.000ppm 45,6 0,25 16,7 Tháng 9 2.000ppm 23,3 0,1 8,4

Kết quả tại bảng 3.22 cho thấy, sau 6 tháng thử nghiệm giâm hom Đỗ quyên lá nhọn theo thời vụ thì mùa hạ (tháng 4) cho tỷ lệ ra rễ cao nhất với 45,6%, thấp nhất là mùa thu (tháng 9) chỉ đạt 23,3%. Kết quả này cũng tương đồng với nghiên cứu của Ahmad và cộng sự (2010) [43] khi nghiên cứu nhân giống Đỗ quyên R. arboreum đã ghi nhận giâm hom vào tháng 4 là tốt nhất. Sở dĩ mùa hạ cho tỷ lệ ra

rễ và tỷ lệ sống tốt hơn là vì vào mùa này thời tiết ấm hơn, nhiệt độ cao hơn. Ngược lại, vào tháng 9 là thời điểm cuối mùa thu, đây là thời điểm giao thoa giữa mùa thu và mùa đông lên thời tiết thường mát và lạnh hơn, nhiệt độ xuống thấp và thời gian chiếu sáng trong ngày ngắn hơn lên tỷ lệ ra rễ thấp và lâu ra rễ hơn, số lượng rễ ít và ngắn. Vào thời điểm này các hom thường bị úng chết. Cũng ở vào mùa hạ thì thời gian ra rễ của hom sớm hơn so với giâm hom vào mùa thu, thời gian ra rễ của mùa hạ là 90 ngày, cịn mùa khơ là 100 ngày.

Như vậy, thông qua kết quả thử nghiệm thời vụ giâm hom bằng thuốc bột và thuốc nước đối với Đỗ quyên lá nhọn tại Đà Lạt, cho thấy thuốc IBA 2.000ppm- 2500 ppm và thời vụ giâm hom vào tháng 4 cho kết quả ra rễ tốt nhất trong nhân giống hom Đỗ quyên lá nhọn. Để tăng tỷ lệ ra rễ và chất lượng cây hom rất cần phải xây dựng vườn vật liệu nhân giống để cung cấp cành hom được trẻ hóa và cung cấp lượng cành hom lớn để phục vụ nhân giống cho bảo tồn nguồn gen tốt hơn.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CƠ SỞ KHOA HỌC NHẰM BẢO TỒN LOÀI ĐỖ QUYÊN LÁ NHỌN (Rhododendron moulmainense Hook. f. ) TẠI LÂM ĐỒNG (Trang 124 - 125)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(195 trang)
w