KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ 1 KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CƠ SỞ KHOA HỌC NHẰM BẢO TỒN LOÀI ĐỖ QUYÊN LÁ NHỌN (Rhododendron moulmainense Hook. f. ) TẠI LÂM ĐỒNG (Trang 141 - 142)

- Trồng dặm: Sau khi trồng cây 1 tháng tiến hành kiểm tra tỷ lệ sống để trồng

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ 1 KẾT LUẬN

1. KẾT LUẬN

1.1. Nghiên cứu bổ sung một số đặc điểm sinh học và lâm học cây Đỗ quyên lá nhọn ở Lâm Đồng

a. Đặc điểm hình thái, vật hậu cây Đỗ quyên lá nhọn

- Đỗ quyên lá nhọn là cây gỗ nhỏ cao tới 9,4 cm, đường kính đạt đến 12,5cm. Thân cây cong, vỏ sần sùi, màu nâu xám, nhiều cành nhánh. Hoa lưỡng tính, cụm hoa chùm, thường mọc ở đầu cành, cánh hoa màu trắng hồng có điểm vàng. Quả nang mở vách, hình trụ, dài 2,8 - 3,5cm, ngang 3,5 - 4mm, khi quả chín màu nâu. Hoa nở từ tháng 9 năm trước đến tháng 3 năm sau. Quả chín và rụng từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau.

b. Đặc điểm phân bố, sinh thái loài Đỗ quyên lá nhọn

- Đỗ quyên lá nhọn có phân bố chủ yếu trong rừng tự nhiên lá rộng hỗn giao với cây lá kim và một số ít trong rừng lá rộng thường xanh, ở độ cao từ 1.350m - 1.765m. Loài phân bố tập trung nhiều ở hướng phơi phía Tây, tại những nơi ở độ dốc dao động từ 50 - 350, nhưng chủ yếu ở nơi có độ dốc dưới 150 với độ tàn che của lâm phần dao động từ 0,5 - 0,9, trung bình chung là 0,68. Nhiệt độ bình quân năm từ 18,10C đến 22,10C, độ ẩm khơng khí từ 80 % đến 87 %, Lượng mưa bình quân năm từ 1.280 mm đến 2.328,5 mm, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến trung bình, pHKCL

từ 4,67 đến 6,0. Độ dày tầng thảm mục từ 20 - 35cm, hàm lượng mùn từ 0,65 - 6,77%.

- Tổ thành tầng cây cao trong các trạng thái rừng có Đỗ quyên lá nhọn phân bố dao động từ 4 - 9 lồi. Đỗ qun lá nhọn khơng phải là lồi chiếu ưu thế. Khả năng tái sinh tự nhiên của Đỗ quyên lá nhọn dưới tán rừng kém và ít tham gia vào cơng thức tổ thành.

- Đỗ quyên lá nhọn có quan hệ ngẫu nhiên với Thông 2 lá dẹt, Dẻ gai, Ngũ mạc, Chẹo tía, Diên bạch, Kha thụ nhím và có quan hệ dương với Trâm đỏ

động từ 39 - 75; kiểu phân bố đối với Đỗ quyên lá nhọn tại các quần thể nghiên cứu ở Lâm Đồng là kiểu phân bố lan truyền (contagious), với tỷ lệ A/F > 0,05; Chỉ số Shannon (H) ở khu vực nghiên cứu dao động từ 4,672 đến 5,254, trung bình 4,89. Chỉ số mức độ chiếm ưu thế (Cd) dao động từ 0,039 đến 0,063; Chỉ số tương đồng (SI) dao động từ 0,313 - 0,475.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CƠ SỞ KHOA HỌC NHẰM BẢO TỒN LOÀI ĐỖ QUYÊN LÁ NHỌN (Rhododendron moulmainense Hook. f. ) TẠI LÂM ĐỒNG (Trang 141 - 142)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(195 trang)
w