Các biện pháp kỹ thuật áp dụng trong mơ hình rừng trồng bảo tồn nguồn gen của cây Đỗ quyên lá nhọn

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CƠ SỞ KHOA HỌC NHẰM BẢO TỒN LOÀI ĐỖ QUYÊN LÁ NHỌN (Rhododendron moulmainense Hook. f. ) TẠI LÂM ĐỒNG (Trang 132 - 133)

III. Tái sinh, sinh trưởng cây mẹ

3.4.1. Các biện pháp kỹ thuật áp dụng trong mơ hình rừng trồng bảo tồn nguồn gen của cây Đỗ quyên lá nhọn

nguồn gen của cây Đỗ quyên lá nhọn

Do số lượng cành hom thu từ rừng tự nhiên không nhiều và tỷ lệ ra rễ trong nhân giống Đỗ quyên lá nhọn chưa cao, nên số lượng cây hom sản xuất bị hạn chế. Chính vì vậy, luận án khơng thể đủ cây giống để bố trí các thí nghiệm biện pháp kỹ thuật lâm sinh mà chỉ trồng bảo tồn 3 nguồn gen của Tỉnh Lâm Đồng với 0,5 ha tại Trạm Cam Ly – Viện Khoa học lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Một số kỹ thuật trồng Đỗ quyên lá nhọn cụ thể như sau:

* Kỹ thuật trồng

- Tiêu chuẩn cây con khi đem trồng cao từ 25 - 30cm, cây sinh trưởng tốt, từ 12 tháng trở lên và không sâu bệnh. Cây trước khi trồng cần được huấn luyện trước từ 15 - 30 ngày. Đặc biệt đối với những mơ hình trồng nơi trảng cỏ, đất trống thì

việc huấn luyện nên duy trì 30 ngày trước khi trồng để cây có thể thích nghi được với điều kiện chiếu nắng cao.

* Thời vụ, mật độ trồng

Thích hợp nhất vào mùa mưa. Khi trồng cây nên chọn vào ngày có mưa đủ ẩm hoặc trời râm mát để trồng cây. Mơ hình được trồng vào tháng 8/2019.

* Chuẩn bị đất trồng rừng

- Xử lý thực bì: Áp dụng phương thức phát dọn thực bì theo băng, phát tồn diện những cây bụi, phi mục đích. phương thức dùng dao phát, phát sát gốc (chiều cao gốc phát không quá 10 cm) Thời gian xử lý trước khi trồng từ 15 - 20 ngày.

- Làm đất: Áp dụng làm đất cục bộ theo hố, với phương pháp cuốc hố thủ cơng, bố trí theo hàng, sau đó rẫy cỏ quanh miệng hố (rẫy cỏ và xăm nhỏ đất đáy hố), Kích thước hố trồng cây là (40 x 40 x 40cm), Khi cuốc hố để riêng lớp đất mặt dùng cho lấp hố sau này.

- Bón lót phân và lấp hố: Sau khi cuốc hố tiến hành bón lót phân, mỗi hố bón 100 gram phân hữu cơ vi sinh và 100 gram phân NPK (16:16:8). Sau khi bón lót tiến hành trộn đều với đất và lất đất 2/3 hố. Làm đất, bón lót, lấp hố hình mua rùa trước khi trồng cây ít nhất 10 ngày. Trồng cây vào mùa mưa (tháng 8).

- Chăm sóc 2 năm liên tiếp, mỗi năm 2 lần, cụ thể như sau:

Năm 1: Sau khi trồng 1 tháng tiến hành trồng dặm, làm cỏ. Sau 4 tháng khi cây đã phát triển ổn định tiến hành dãy cỏ quanh gốc, bón thúc 100 gram phân NPK (16:16:8)/hố.

Năm 2: Chăm sóc 2 lần/năm, lần 1 vào đầu mùa mưa (tháng 5 - 6), lần 2 vào cuối mùa mưa (tháng 10 - 11). Biện pháp chăm sóc bao gồm phát dọn, dãy cỏ quanh gốc và bón phân 100 gram phân NPK (16:16:8)/hố.

- Để phòng chống mối và sùng ăn rễ cây, trước khi trồng sử dụng thuốc Diazan rắc xuống hố, mỗi hố khoảng 50 gram

* Chăm sóc và ni dưỡng

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CƠ SỞ KHOA HỌC NHẰM BẢO TỒN LOÀI ĐỖ QUYÊN LÁ NHỌN (Rhododendron moulmainense Hook. f. ) TẠI LÂM ĐỒNG (Trang 132 - 133)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(195 trang)
w